Your cargo, we connect beliefs
Hotline:0903.309.909
Home >> Tin Tức >> Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường bộ
Nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ có khó khăn không? Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường bộ như thế nào? Đây là vấn đề mà nhiều bạn, nhiều doanh nghiệp bước đầu nhập khẩu thắc mắc. Trong bài viết này, HL Shipping sẽ chia sẻ kiến thức quan trọng để bạn nắm và hiểu rõ áp dụng vào công việc của mình. Thế nên, đừng vội bỏ qua vì bài viết chi tiết và khá dài nhé!
Mục lục
Vận tải đường bộ là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác bằng cách dùng các phương tiện di chuyển trên đường bộ như: xe tải, xe bồn, xe container, rơ moóc, xe ô tô, mô tô 2 hoặc 3 bánh, v.v…
Thực hiện nhập liệu tờ khai trong ứng dụng iHaiQuan™ đơn vị thực hiện như sau:
Trên thanh tiêu đề chọn vào mục “Tờ khai XNK” (1) > Nhấn “Đăng ký tờ khai nhập khẩu” (2).
Người dùng tiến hành nhập vào dữ liệu về loại hình khai báo, mã hải quan khai báo….Lưu ý các tiêu chí có dấu (*) là bắt buộc nhập. Các ô màu xám là thông tin do hệ thống tự động trả về, bạn không cần nhập vào ô này.
Giao diện nhập liệu là một mẫu nhập dài gồm nhiều chỉ tiêu kê khai. Bạn cần nhập liệu tuần tự từ trên xuống dưới, theo những phần thông tin được chia nhỏ như sau:
Thực hiện chọn “Hải Quan đăng ký” tờ khai nhập khẩu. Và “Mã loại hình” chọn “ A11 – Nhập kinh doanh tiêu dùng”.
Mục “Phân loại cá nhân / tổ chức” chọn “4 – Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức”, và “Mã PTVC” chọn “9 – khác”.
Phần thông tin “Đơn vị xuất nhập khẩu”:
(1) “Người nhập”: là thông tin đơn vị đang khai tờ khai nhập khẩu. Thông tin này sẽ được chương trình lấy tự động ở phần khai báo “Thông tin đơn vị”.
(2) “Người xuất”: Người dùng nhập thông tin công ty đối tác. Khi nhập thông tin đối tác cần lưu ý nhập vào dạng chữ in HOA không dấu. Ví dụ: TEN CONG TY DOI TAC.
Lưu ý:
“Địa chỉ” nhập thông tin theo thứ tự: (1) số nhà, (2) đường, (3) quận huyện, (4) tên nước.
Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
Nhập vào các thông tin về vận chuyển hàng hóa như:
Số vận đơn được nhập theo định dạng: Mã Scac code + số vận đơn. Trong đó mã scac code là mã của nhà vận chuyển.
Nếu là vận đơn gom hàng hàng không thì có thể nhập tối đa 5 số vận đơn. Trên phần mềm mặc định ô số vận đơn đầu được hiển thị để người dùng có thể nhập liệu. Sau khi nhập vào ô đầu tiên các ô tiếp theo sẽ tự động hiện ra cho phép nhập tiếp theo tuần tự.
“Số lượng kiện” và “Loại kiện”: chọn loại kiện và nhập số lượng.
“Tổng trọng lượng hàng (Gross)” và “Đơn vị tính gross”: Nhập vào tổng trọng lượng hàng gross và chọn đơn vị tính trọng lượng gross.
chọn mã địa điểm lưu kho dự kiến cho hàng hóa chờ thông quan. Mã địa điểm lưu kho có thể là địa điểm chịu sự giám sát của hải quan. Các kho hàng, các công ty dịch vụ kho bãi hoặc kho công ty đã được đăng ký vào hệ thống.
Nhập vào phương tiện vận chuyển tùy theo phương thức vận chuyển người dùng đã chọn ở trên. Ví dụ ở đây đi bằng bộ (nhập khẩu trong nước) thì nhập tên xe, Ví dụ “Xe Tải”.
“Ngày hàng đến”: nhập ngày hàng đến.
Chọn cảng địa điểm dỡ hàng. Mã địa điểm dỡ hàng bạn chọn phải phù hợp với loại phương thức vận chuyển đã chọn ở mục trên. Ví dụ chọn mã địa điểm dỡ hàng cho phương thức vận chuyển đường bộ thì chọn “TEN CONG TY DOI TAC”.
“Địa điểm xếp hàng”: chọn địa điểm xếp hàng.
Thực hiện nhập liệu thông tin tờ khai nhập khẩu ở tab “Thông tin NK2”.
Tương tự như thao tác nhập liệu tại tab “Thông tin NK1”. Bạn thực hiện nhập liệu tuần tự từ trên xuống dưới theo các phần chia nhỏ như sau:
Phần “Mã văn bản pháp quy khác” và “Giấy phép nhập khẩu”: chọn mã văn bản và giấy phép (nếu có).
Là nơi bạn nhập vào các mã văn bản pháp luật về quản lý hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Có thể nhập vào tối đa 05 văn bản pháp quy cho cùng một tờ khai.
Trường hợp hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép xuất nhập khẩu, giấy kết quả kiểm tra chuyên ngành. Thì ô thứ hai nhập vào mã loại giấy phép, ô số 3 nhập vào số giấy phép hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành.
Bạn nhập vào thông tin trên hóa đơn hàng hóa về số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng.
Nơi thiết lập các khoản khai trị giá, tại mục này người dùng cần lưu ý nhập các mục: Mã phân loại khai trị giá. Phí vận chuyển, bảo hiểm nếu có cùng các khoản điều chỉnh đi kèm (như là “chi phí đóng gói, tiền hoa hồng…”).
Người dùng chọn mã phân loại cho tờ khai trị giá, tại thời điểm này doanh nghiệp chọn mã phân loại, chọn “6 – Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch”.
Nhập vào tổng phí vận chuyển và bảo hiểm cho lô hàng nếu có. Lưu ý mã đồng tiền phí vận chuyển, bảo hiểm phải được quy đổi về cùng đồng tiền thanh toán trên hóa đơn.
Thông thường thì người dùng sử dụng phương pháp phân bổ khai trị giá theo đơn giá. Trong trường hợp có phân bổ theo số lượng người dùng không phải nhập thông tin vào các khoản mục điều chỉnh. Mà khai báo chi tiết khoản khai điều chỉnh vào mục này. Đồng thời phải tự nhập thủ công vào ô “Trị giá tính thuế” trên chi tiết hàng tờ khai.
Thông tin về bảo lãnh thuế và hình thức nộp thuế của người khai hải quan. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người dùng sẽ nhập vào thông tin cho mục này.
Chọn “D – Trong trường hợp nộp thuế ngay”. Các chỉ tiêu còn lại nếu có thông tin thì nhập vào.
“Thông tin khác”: nhập liệu trực tiếp (nếu có). “Số đính kèm khai báo điện tử”: nhập vào nếu có. “Địa điểm đích vận chuyển” và “Ngày khởi hành vận chuyển”: mục này áp dụng cho các doanh nghiệp Gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Hoặc các doanh nghiệp ưu tiên, đưa hàng vào kho bảo thuế khai báo vận chuyển đính kèm tờ khai.
“Phần ghi chú”: có thể nhập số hợp đồng và ngày hợp đồng .v..v..Tối đa 100 ký tự.
Thực hiện nhập liệu thông tin tờ khai nhập khẩu ở tab “Chi tiết dòng hàng” với các chỉ tiêu sau:
(1): “Mã hàng”: nhập mã hàng.
(2): “Tên hàng (mô tả chi tiết)”: nhập tên hàng hóa.
(3): “Mã HS”: chọn mã HS.
(4): “Xuất xứ”: chọn xuất xứ hàng hóa.
(5): “Số lượng 1”: nhập số lượng.
(6): “Đơn vị tính 1”: chọn đơn vị tính.
(7): “Đơn giá hóa đơn”: nhập đơn giá trên hóa đơn.
(8): “Mã tiền đơn giá”: chọn mã tiền đơn giá.
(9): “Mã biểu thuế nhập khẩu” : chọn mã biểu thuế nhập khẩu.
(10): “Mã biểu thuế VAT” : chọn mã biểu thuế VAT.
Các chỉ tiêu còn lại nếu có thông tin thì nhập vào
Sau khi nhập xong thông tin tờ khai, kiểm tra lại thông tin đã khai lại lần nữa và nhấn chọn “Lưu”.
Trong chứng từ vận tải đường bộ, không thể thiếu các loại giấy tờ xe sau:
Sẽ là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể.
Giấy tờ của người điều khiển phương tiện:
Hợp đồng vận chuyển cũng là một trong những loại chứng từ vận tải đường bộ không thể thiếu. Là văn bản này cam kết thực hiện của bên vận tải và bên thuê vận tải. Là chứng từ có tính pháp lý dùng để giải quyết vấn đề tranh chấp có thể xảy ra.
Nội dung trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm:
Ngoài những thông tin trên, hợp đồng cũng cần thể hiện thêm: cách xếp dỡ, chằng buộc, chèn lót hàng hóa. Quy cách tính chất hàng hóa, cách phòng hộ dọc đường khi có sự cố, phương thức giao, nhận hàng hóa. Các điều kiện khác về: quản lý thị trường, hải quan, kiểm dịch.
Giấy đi đường sẽ dành có các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Giấy được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe, để làm chứng từ trong quá trình thực hiện vận chuyển.
Đơn vị vận tải sẽ dùng giấy đi đường để giao công việc cho người lái xe. Hoặc dùng để hoạch toán các chi phí kinh tế, kỹ thuật và theo dõi các sự cố xảy ra trên đường.
Là chứng từ giúp cho lái xe giao và nhận hàng hóa trên phương tiện của mình phù hợp với giấy gửi hàng cho chủ hàng.
Trong chứng từ vận tải đường bộ, phiếu thu cước cũng nắm một vai trò quan trọng. Phiếu thu cước sẽ phản ánh kết quả kinh doanh vận tải, được dùng để:
Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hoặc toán kết quả quá trình vận chuyển hàng hóa.
Phiếu thu cước do đơn vị vận tải lập, người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đúng, đủ và chính xác nội dung các mục. Đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những ghi chép của mình.
Chủ hàng sẽ sử dụng phiếu thu cước để làm chứng từ xuất tiền trả cho đơn vị vận tải. Và xác nhận rằng công việc vận chuyển và dịch vụ đã hoàn tất.
Đơn vị kinh doanh vận tải sẽ sử dụng giấy gửi hàng để làm chứng minh công việc vận chuyển đã hoàn thành.
► Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng.
Hầu hết các công ty nhận vận chuyển hàng hóa hiện nay đều có số điện thoại, email, facebook để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ khi có nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, các công ty vận tải đều có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình luôn sẵn sàng để tiếp nhận thông tin, giải đáp những vấn đề thắc mắc của khách hàng.
► Bước 2: Báo giá.
Sau khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, đội ngũ nhân viên của các công ty vận chuyển sẽ dựa vào loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, địa hình vận chuyển, quãng đường,… để tính toán cước vận chuyển (ước lượng) và báo giá cho khách.
► Bước 3: Thực hiện vận chuyển hàng hóa.
Sau khi được báo giá và được khách hàng đồng ý, các công ty vận tải sẽ tiến hành kí hợp đồng vận chuyển, sau đó điều phương tiện vận chuyển cùng đội ngũ nhân công bốc xếp đến nơi để đóng gói, chất hàng hóa lên xe và vận chuyển từ nơi nhận đến nơi gửi nhanh chóng, an toàn, giá rẻ.
► Bước 4: Thu phí dịch vụ.
Khi hàng hóa đã đến nơi giao nhận, các công ty vận tải sẽ tiến hành thu phí dịch vụ.
Với quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ như trên, khách hàng sẽ không phải lo lắng hàng hóa của mình sẽ bị thất lạc, hư hỏng hoặc đến nơi giao nhận trễ hẹn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước 3 quý năm 2020, tổng giá trị xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 388 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu đạt 186 tỷ USD.
Nhóm hàng nhập khẩu chính về Việt Nam có thể kể đến như máy vi tính, linh kiện điện tử; máy móc, thiết bị, phụ tùng; nguyên liệu dệt may, giày da; điện thoại & linh kiện; ô tô nguyên chiếc các loại,… Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam vẫn đang được nhập từ nước láng giềng Trung Quốc. Ngoài ra còn có Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đi Campuchia uy tín, chuyên nghiệp
Cũng bởi tình hình xuất nhập khẩu như vậy, vị trí địa lý thuận lợi, ngoài đường biển và hàng không và quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ cũng được nhiều đơn vị lựa chọn. Không chỉ bởi sự tiện lợi về vị trí, đường cái, tiết kiệm chi phí vận chuyển khá nhiều. Quy trình thủ tục và quy định về vận chuyển các loại hàng hóa cũng có sự “thoải mái hơn”. Tính đến nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ vận được coi là loại hình vận chuyển đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm nhất. Đặc biệt là đối với những hàng hóa được vận chuyển từ những quốc gia lân cận Việt Nam.
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đường bộ là xe ô tô, đi theo các tuyển đường liên tỉnh, quốc lộ,…Trong đó có 4 loại xe được sử dụng phổ biến nhất là:
Hình thức vận tải nào cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau, với đường bộ cũng vậy.
Việc nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ có thể đảm bảo:
Khi sử dụng loại hình nhập khẩu bằng đường bộ cũng có thể khiến bạn gặp một số trở ngại như:
Nhập khẩu hàng hóa đường bộ có thể do bạn tự tay làm. Hoặc từ tìm đơn vị lấy hàng nước ngoài, đơn vị vận chuyển, làm thủ tục hải quan,…Hoặc thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng bằng đường bộ. Dù bạn làm tới bước nào, vẫn nên nắm rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ ra sao để theo dõi hàng hóa tốt nhất.
Thông thường, quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam sẽ được diễn ra với quy trình như sau:
Hàng hóa nhập khẩu thường khiến người mua khó lòng yên tâm, đặc biệt với những đối tác mới. Bởi vậy, khi xác định nhập một mặt hàng nào đó. Trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn:
Hãy đảm bảo bạn tìm được đối tác làm ăn uy tín, đáng tin cậy và làm ăn được lâu dài. Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn có mặt hàng chất lượng, giảm thiểu rủi ro. Tốt nhất, bạn nên tìm tới những doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm và danh tiếng lớn trên thị trường để đảm bảo an toàn.
Khi đã chọn được đơn vị, mặt hàng cần nhập, bạn cần gửi đơn đặt hàng thông qua hình thức trao đổi trực tiếp, email hoặc gọi điện. Hãy cho đối tác biết bạn cần thông tin hàng hóa (số lượng, tên, loại, chất lượng, mẫu mã,…), chính sách giá cả, điều kiện và cách thức thanh toán, thông tin về người mua hàng/doanh nghiệp mua hàng,…
Khi đã đạt được thỏa thuận và đi tới thống nhất hợp tác, bạn và đối tác sẽ ràng buộc nhau thông qua hợp đồng giao thương. Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đề phòng phát sinh, bạn nên lưu ý một số điểm như:
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời về Việt Nam
Hàng hóa sẽ được đối tác cung cấp cho đơn vị vận chuyển theo thời gian mà 2 bên thống nhất. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ theo dõi sát sao đơn hàng. Thông thường sẽ được theo dõi qua web, app hoặc liên lạc trực tiếp, 2 bên sẽ thống nhất các hình thức liên lạc.
Khi nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam, bạn cần chú ý các thông tin bao gồm: thông tin về hãng vận tải, lịch trình theo dõi hàng hóa, số lượng chuyến/thời gian/lịch trình cụ thể; vận chuyển bao lâu, giao hàng khi nào; thời gian vận chuyển; có hư hỏng, phát sinh gì không,…
Các đợt thanh toán và số tiền sẽ được hai bên thống nhất trước khi giao hàng. Có thể chia thành 1 – 2 hoặc 3 đợt thanh toán tùy các bên. Thông thường, khi nhập khẩu hàng hóa sẽ sử dụng phương thức thanh toán L/C hoặc T/T.
Với hình thức thông qua thư tín dụng L/C, bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng bên mình mở thư tín dụng, ngân hàng là người cam kết thanh toán giá trị đơn hàng cho người bán. Sau khi có L/C thì bên bán tiến hàng giao hàng theo hợp đồng và gửi cho ngân hàng một bộ chứng từ chứng minh đã làm đúng hợp đồng. Ngân hàng mở thư tín kiểm định độ tin cậy và tiến hành chuyển tiền theo yêu cầu.
Thông thường, các đơn vị cần thực hiện các thủ tục hải quan sau:
Với từng mặt hàng đặc thù sẽ có những yêu cầu về chứng từ cụ thể riêng, bạn cần tìm hiểu trước về quy định thủ tục hải quan để chuẩn bị.
Với mặt hàng lẻ: Chủ hàng mang đơn vận gốc hoặc vận gom đơn đến đại lý, hãng tàu người gom để lấy D/O, nhận hàng tại CFS theo quy định.
Xem thêm: Phí CFS là gì? Phân biệt phí THC và CFS
Với hàng nguyên: Khi nhận được thông báo, người nhận mang bill gốc và giấy giới thiệu của cơ quan tới lấy D/O, đến hải quan làm thủ tục đưa hàng về kho hoặc kiểm tra. Sau đó mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý để xác nhận D/O, lấy phiếu xuất kho, nhận hàng.
Một số quy định về nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như:
Trên đây là các thông tin về nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Cũng như quy trình nhập khẩu và các hướng dẫn cần thiết hy vọng sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên để lại góp ý và lời động viên cho HL Shipping nhé!
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.