Your cargo, we connect beliefs
Hotline:0903.309.909
Home >> Tin Tức >> [Giải đáp thuật ngữ] Bill of lading là gì trong xuất nhập khẩu
Với nhiều sự thắc mắc cần giải đáp cũng như câu hỏi về ” Bill of lading là gì” trong xuất nhập khẩu. HLshipping xin chia sẻ với các bạn chuyên mục: Giải đáp thuật ngữ trong xuất nhập khẩu. Mời các bạn theo dõi chuyên mục này, nếu có bất kỳ câu hỏi nào. Bạn đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Mục lục
Bill of lading (B/L) hay còn gọi là vận đơn đường biển được hiểu là chứng từ vận chuyển do người vận chuyển đường biển lập ra hoặc do đại diện của họ lập, kí và giao cho người giao hàng hoặc chủ hàng để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng giữa người mua và người bán.
B/L phải thể hiện các thông tin về hàng hóa. Phải có chữ ký của đại diện được ủy quyền của người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận.
Hãng tàu phải xác nhận các chi tiết: phân loại vận đơn, số lượng kiện hàng, trọng lượng, số lượng, người gửi hàng. Tên người nhận hàng, tên cảng khởi hành và điểm đến, ngày khởi hành, chất lượng và số lượng hàng hóa vận chuyển.
>>>Xem thêm: CIF là gì trong xuất nhập khẩu?
Vai trò của vận đơn (B/L): là biên nhận hàng hóa để đảm bảo nhà xuất khẩu nhận được thanh toán từ phía nhà nhập khẩu. (Nhận hàng).
Cũng có thể làm bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng ngoại thương.
Người vận chuyển không cần phải gửi tất cả các bản gốc trước khi giao hàng. Đó là điều cần thiết để nhà xuất khẩu giữ quyền kiểm soát lô hàng, khi việc thanh toán đã được nhà nhập khẩu hoàn thành.
Bill of Lading (Hay B/L)- vận đơn là chứng từ quan trọng NHẤT trong vận chuyện hàng hóa. Một B/L có 3 mục đích hay vai trò:
1. Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở (Evidence of Contract of Carriage)
2. Biên nhận hàng hóa (Receipt of Goods)
3. Chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa (Document of Title to the goods)
Nhiều người nghĩ rằng: B/L là hợp đồng giữa người bán hàng (Seller) và người mua hàng (Buyer) hay là hợp đồng chuyên chở giữa hãng vận tải (Carrier/Forwarder Agent) và người gửi hàng (Shipper) nhưng tất cả đều không đúng.
Hợp đồng giữa người bán hàng (Seller) và người mua hàng (Buyer) đã thiết lập khi người mua xác nhận đơn hàng với người bán hàng, cả hai bên đã thỏa thuận các điều khoản, và được thể hiện trong hợp đồng mua bán (Sale Contact).
>>>Xem thêm: Contract logistics là gì? Hợp đồng dịch vụ logistics là gì
Còn hợp đồng giữa giữa hãng vận tải (Carrier/Forwarder Agent) và người gửi hàng (Shipper) được thiết lập khi họ gửi yêu cầu booking confirmed đến hãng vận tải xác nhận vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến B, thời gian, lượng hàng…
Vận đơn (B/L) chỉ là BẰNG CHỨNG của hợp đồng chuyên chở giữa hãng vận tải (Carrier/Forwarder Agent) và người gửi hàng hay chủ hàng (Shipper or Cargo Owner) để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng mua bán (Sale Contact) giữa người mua và người bán. B/L chỉ phát sinh sau khi có Sale contact và yêu cầu booking confirmed.
Một B/L được phát hành bởi hãng vận tải (Carrier/Forwarder Agent) đến người gửi hàng (Shipper) có nghĩa như một biên nhận đã nhận hàng hóa từ người gửi hàng.
Điều này có nghĩa là hàng hóa có thể được chuyển giao cho người nắm giữ B/L. Với vai trò này sẽ có một số loại B/L phát sinh trong thực tế. Một trong số loại quan trọng là:
To order of a named person: giao hàng theo lệnh của người hoặc cty.
To order of a issuing bank: Theo lệnh của ngân hàng phát hàng. (Thanh toán L/C)
To order of shipper: theo lệnh của người gửi hàng.
Trên vận đơn ghi Clean hay Unclean không quan trọng. Chỉ cần ghi được thuyền trưởng đánh giá phù hợp thì đó là vận đơn sạch.
Tuy vậy, bạn cần đảm bảo rằng hàng hóa trước khi vận chuyển, cần được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn xếp dỡ và vận chuyển.
Hãng tàu sẽ không chịu trách nhiệm cho phần hàng hóa không đủ tiêu chuẩn vận chuyển. (Có thể nhận nhưng người gửi hàng phải chịu khoảng phạt phí).
Đây là thuật ngữ nói về vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. Theo cách hiểu thông thường, một vận đơn ký phát theo hợp đồng thuê tàu (C/P Bill of Lading) là loại vận đơn mà trong nội dung của nó có tham chiếu đến các điều khoản nằm trong một hợp đồng thuê tàu nào đó. Do đó, nó không sử dụng độc lập được mà phải đi kèm với hợp đồng thuê tàu mà nó dẫn chiếu. Một số cụm từ thể hiện sự tham chiếu trong vận đơn này, thí dụ: “All terms and conditions as per charter party” hoặc ” To be used with charter party”.
Vận đơn Congenbill của BIMCO sử dụng phổ biến trong phương thức tàu chuyến là dạng tiêu biểu của Charter Party Bill of Lading.
sử dụng một vận đơn C/P độc lập (không kèm theo hợp đồng thuê tàu) sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc xác định chính xác người vận chuyển là chủ tàu đích thực hay chủ tàu danh nghĩa, và trách nhiệm của các bên liên quan theo vận đơn đặc biệt khi nội dung/trách nhiệm trong hợp đồng thuê tàu có khác biệt (mẫu thuẫn) với nội dung/trách nhiệm theo vận đơn.
Tình huống này thường xảy ra khi chủ tàu đích thực cho thuê định hạn và người thuê định hạn (chủ tàu danh nghĩa) cho bên thứ ba thuê lại dưới hình thức tàu chuyến. Vận đơn tàu chuyến do chủ tàu danh nghĩa phát hành. Giả sử, chủ tàu danh nghĩa vì lý do nào đó không thanh toán đủ tiền thuê tàu khiến chủ tàu thực phải cầm giữ hàng hoá vận chuyển trên tàu để đòi nợ theo đúng hợp đồng time charter, thì chủ hàng (người cầm giữ vận đơn gốc) khó có thể mang Charter Party Bill of Lading gốc ra đòi hàng mặc dù vận đơn ghi “freight prepaid”. Đây là lý do khiến các L/C thường ít chấp nhận loại vận đơn này vì e ngại rủi ro.
“Charter party B/L is acceptable” nghĩa là hợp đồng mua bán chấp nhận cả “charter party B/L”, khi đó ngân hàng lúc xem xét bộ chứng từ sẽ không loại trừ vận đơn dạng này, nhờ đó giảm thiểu lỗi bộ chứng từ không phù hợp với L/C. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, rủi ro cho phía mua hàng bắt nguồn từ việc đồng ý loại vận đơn này là không nhỏ. Do vậy, cần tham khảo thêm phần quy định sau đây của UCP600 liên quan đến dạng vận đơn này.
Đây là mã số thứ tự để giúp bạn dễ dàng kiểm tra đối soát lại thông tin khi cần thiết. Đặc biệt, trong quá trình kê khai, kiểm tra chứng từ trường hợp thất lạc có thể kiểm tra lại dễ dàng.
1- Lấy báo giá cước tàu + phụ phí (hàng chỉ định thì không cần).
2- Lấy lịch tàu tuyến cần đi.
3- Gửi booking note.
4- Nhận booking confirmation hoặc lệnh cấp container rỗng…
5- Lấy cont về kho / mượn cont trải bãi đóng hàng.
6- Trả cont tại depot / cảng theo chỉ định trong booking và hoàn thành TTHQ trước giờ closing time.
7- Làm chi tiết B/L (Shipper Instruction) gửi hãng tàu trước giờ document cut off.
8- Nhận bill draft.
9- Check, revise & confirm bill draft.
10- Đi hãng tàu lấy B/L và đóng tiền phụ phí theo B/L.
>>>Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
HLshipping đã giải dáp và chia sẻ cho các bạn khái niệm về “Bill of lading là gì “. Với nội dung này, hy vọng đã góp phần cung cấp kiến thức hữu ích trong xuất nhập khẩu cho các bạn.
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không, chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách.
Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
Phone: +84 28 39956117
Email: info@hlshipping.com
Fanpage: Fb/hlshipping.com.vn
Google review: https://g.page/hlshipping?gm
[…] Xem thêm: [Giải đáp thuật ngữ] Bill of lading là gì trong xuất nhập khẩu […]
[…] Với lô hàng mà chủ hàng thuê người gom hàng lẻ thì vận đơn được người gom hàng lẻ phát hành cho chủ hàng là vận đơn nhà (House Bill of Lading). […]
[…] Bill of Lading/Air waybill […]
[…] Vận đơn (Bill of Lading). […]
[…] Bill of lading (Vận đơn) […]
[…] Bill of Lading […]
[…] Vận tải đơn (Bill of Lading) […]
[…] Xem thêm: Bill of lading là gì trong xuất nhập khẩu […]