Tin Tức

Home >> Tin Tức >> Thủ Tục Xuất Khẩu Nấm Mới Nhất 2023

Thủ Tục Xuất Khẩu Nấm Mới Nhất 2023

Nấm mang lại nhiều lợi ích thần kỳ cho sức khỏe con người như: bảo vệ tim mạch, chống ung thư, giảm cân, tăng cường khả năng miễn dịch, kháng viêm… Nên nấm rất được ưa chuộng và xuất khẩu trên toàn thế giới. Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc là thị trường lớn trong việc tiêu thụ nấm của chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những thủ tục xuất khẩu nấm cần phải làm!

Chính sách quản lý xuất khẩu nấm

Nông nghiệp, nông thôn là khu vực nhạy cảm, có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chính sách với khu vực này, trong đó có chính sách xuất khẩu nông sản, được chính phủ các nước, từ các nước phát triển đến các nước phát triển rất quan tâm.

Chính sách quản lý xuất khẩu nấm
Chính sách quản lý xuất khẩu nấm

Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành trong điều kiện nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP đất nước. Sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua đã đạt được thành tựu to lớn. Có những đóng góp tích cực trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 

Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nó còn dành một phần đáng kể cho xuất khẩu. Để thúc đẩy và tích cực tham gia tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước đã đưa ra quan điểm và chính sách đúng đắn. Trong đó có chính sách của xuất khẩu nông sản. 

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thịt bò đông lạnh cập nhật liên tục

Nhờ đó, sản xuất và xuất khẩu nông sản đã đạt được thành tích lớn, đưa nước ta trở thành quốc gia đứng ở top đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu… 

Chứng từ cần chuẩn bị để làm thủ tục xuất khẩu nấm

Dưới đây là 10 loại chứng từ cần chuẩn bị để làm thủ tục xuất khẩu nấm. Tùy từng lô hàng và nước nhập khẩu, bộ chứng từ sẽ được lựa chọn phù hợp:

  • Sale Contract: Hợp đồng để mua bán 
  • Commercial Invoice: Hóa đơn thương mại
  • Packing List: Phiếu để đóng gói hàng hóa
  • Certificate of Origin: Loại giấy chứng nhận xuất xứ
  • Health Certificate (HC): Loại giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm 
  • Phytosanitary Certificate (Phyto): Loại giấy kiểm dịch thực vật
  • Quality and Quantity Certification: Loại giấy chứng nhận số lượng, chất lượng
  • Radiation Certification: Loại giấy chứng nhận bức xạ

Các loại giấy tờ từ 1 đến 5 là bộ chứng từ xuất khẩu nấm cơ bản. Và là lô hàng nông sản xuất khẩu nào cũng cần phải có.

Các loại giấy tờ từ 6 đến 10 là bộ chứng từ xuất khẩu nấm sẽ phát sinh tùy theo điều kiện Incoterm và quy định tại nước nhập khẩu ( yêu cầu đơn vị mua). Từ đó, nó có thể đủ điều kiện thông quan lô hàng nấm tại cảng đến.

Mã HS code và thuế thủ tục xuất khẩu nấm

Mã HS code nấm bạn nên tham khảo các nhóm sau khi làm thủ tục xuất khẩu nấm:

Mã HS code và thuế thủ tục xuất khẩu nấm
Mã HS code và thuế thủ tục xuất khẩu nấm
  • Nhóm 0711: Rau các loại được bảo quản tạm thời (ví dụ: bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh, ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng sẽ không ăn ngay được.
  • Nhóm 0709: Rau khác, tươi hoặc là ướp lạnh.
  • Nhóm 0712: Rau khô ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm.
  • Nhóm 2003: Nấm và nấm cục (truffle) đã chế biến hoặc được bảo quản bằng cách khác trừ trường hợp bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic.
  • Thuế xuất khẩu 0%

Doanh nghiệp nên dựa vào thực tế hàng hóa để áp mã HS code phù hợp. Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay HL Shipping để giúp bạn áp mã HS code và tra thuế phù hợp.

Thủ tục hải quan xuất khẩu nấm

Hồ sơ hải quan xuất khẩu sẽ tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành và thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường.

Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm với các chứng từ sau:

  • Commercial Invoice (loại hóa đơn thương mại)
  • Packing List (phiếu đóng gói)
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn và bảng kê thu mua)
  • Các chứng từ có liên quan khác

Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng nông sản mà bạn nên biết

Hiện nay, chất lượng nông sản tại Việt Nam ngày càng được nâng cao và nhiều thị trường thế giới đã chấp nhận nhập khẩu. Đây là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Cùng tìm hiểu về quy trình xuất khẩu nông sản ở Việt Nam nhé!

Bước 1: Kiểm tra nông sản xem có phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, bạn cần phải kiểm tra sản phẩm nông sản xem có đạt chất lượng theo nước nhập khẩu chưa? Và nước nhập khẩu có chấp nhận sản phẩm nông sản hay không.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh cập nhật liên tục

Việc kiểm tra này giúp cho bạn lựa chọn thị trường phù hợp và nước nhập khẩu phù hợp từng loại nông sản của mình.

Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng nông sản
Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng nông sản

Bước 2: Thủ tục nhập khẩu, kiểm dịch

Một số yêu cầu phải thỏa mãn trước khi nhập khẩu nông sản vào thị trường của đối tác:

  • Đảm bảo sản phẩm được chiếu xạ
  • Kiểm dịch thực vật
  • Sản phẩm nông sản được trồng, thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn
  • Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt được tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có ở trong thực vật.
  • Đảm bảo tiêu chuẩn cách đóng hàng vào thùng và bao bì để tránh bị hư hàng hóa

Ngoài ra, nếu là hàng nông sản phải bảo quản lạnh thì cần chú ý thêm những điều dưới đây:

  • Thời gian thu hoạch của nông sản đủ
  • Thời gian đóng hàng
  • Thời gian để làm kiểm dịch thực vật
  • Thời gian làm thủ tục hải quan, làm c/o, kiểm tra chiếu xạ, hun trùng,..
  • Thời gian vận chuyển

Tất cả các thời gian trên cần khớp với nhau. Để đảm bảo được hàng hóa nông sản không bị hư hỏng và đạt chất lượng hàng tốt nhất. Ở bước này rất quan trọng, đánh giá được hàng bạn có thể xuất khẩu đi không. Nếu không làm tốt ở khâu này có thể làm hàng bị hư hỏng, không xuất khẩu được. 

Hàng hư hỏng không xuất khẩu được không những mất tiền hàng mà còn phát sinh nhiều chi phí khác. Vì vậy, để xử lý hàng hư hỏng như chi phí xử lý hàng hư, chi phí vận chuyển về Việt Nam… Đây là khâu quan trọng và phức tạp nhất, bạn cần làm chính xác nhất để tránh những sai sót xảy ra.

Bước 3: Giấy tờ cho xuất khẩu

Khi xuất khẩu hàng nông sản, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây:

  • Hóa đơn bán hàng
  • Hóa đơn đỏ
  • Danh sách hàng
  • Chứng nhận chất lượng
  • Chứng nhận nguồn gốc
  • Giấy xác nhận hun trùng
  • Hợp đồng xuất khẩu nông sản

Đối với những hàng nông sản đã nhập về, giờ xuất đi thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu do chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cấp. Tất cả các hồ sơ nói trên đều mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. 

Doanh nghiệp bạn là lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ về tận kho mình để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra. Còn nếu doanh nghiệp nhiều lần xuất khẩu thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch ở phòng kế toán.

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng

Để chuẩn bị giao hàng nông sản thì doanh nghiệp cần dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hàng book cont tại hàng tàu. Đóng hàng vào container và chuẩn bị việc khai báo hải quan.

Xem thêm: Thuế nhập khẩu thực phẩm

Bước 5: Khai báo hải quan

Việc khai báo hải quan dựa vào số liệu các doanh nghiệp bạn đóng hàng rồi tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai. Tiếp theo sẽ là thông quan hàng hóa, thanh lý và cuối cùng là vô sổ tàu.

Lưu ý: việc hạ cont ở bãi xuất hàng cảng, mở tờ khai, thanh lý và vô sổ tàu phải hoàn thành trước giờ đóng cửa thể hiện trên booking confirmation.

Bước 6: Thủ tục thông quan

Cùng với việc làm thủ tục thông quan lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hay nói cách khác là người xuất khẩu phải gửi chi tiết bill và submit vgm cho hãng tàu mà doanh nghiệp book trước đó 2 ngày tàu chạy. Từ đó, để hãng tàu soạn hóa đơn nháp (xem thời gian cho submit si và vgm trên booking). Hãng tàu sẽ gửi lại doanh nghiệp xuất khẩu nông sản kiểm tra hóa đơn nháp.

Nếu hóa đơn nháp đúng với những gì hai bên thỏa thuận thì hãng tàu tiến hành xuất hóa đơn chính. Ngoài ra, còn cần gửi bản scan trước cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Còn bản chính được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho hãng tàu.

Hãng tàu còn cần nộp hóa đơn nháp và chứng thư kiểm dịch bản nháp cho cơ quan kiểm dịch. Để cơ quan kiểm dịch cấp được chứng thư kiểm dịch thực vật bản gốc. Soạn hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ ở phòng quản lý XNK và nhận CO gốc.

Sau khi có được tất cả chứng từ như: invoice, hóa đơn, packing list, phyto, co. Tùy vào tình hình, điều kiện thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tiến hành xuất trình hồ sơ gốc đến cho ngân hàng hoặc gửi trực tiếp đến người nhập khẩu( t/t). Như vậy là IICCI đã nêu xong ở trong quy trình xuất khẩu nông sản.

Tạm kết

Như vậy, nội dung bài viết mang tính chất tham khảo về thủ tục xuất khẩu nấm. Bạn nên vui lòng liên hệ HL Shipping  để check thông tin một cách chính xác nhất vì thông tư, nghị định luôn thay đổi một cách chóng mặt. 


Về Chúng Tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Thủ Tục Xuất Khẩu Nấm Mới Nhất 2023 […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ