Blog

Home >> Tin Tức >> Blog >> Cách tìm đối tác nước ngoài B2B có khó không?

Cách tìm đối tác nước ngoài B2B có khó không?

Cách tìm đối tác nước ngoài để mở rộng thị phần là câu hỏi làm đau đầu nhiều bạn sales. Bởi không dễ gì tiếp cận được nếu không có sự chuẩn bị và sự tự tin vào dịch vụ mà mình cung cấp.

Trong bài viết này, Công Ty Vận Tải HL Shipping sẽ chia sẻ với các bạn những bước cần thiết để có được khách hàng nước ngoài.

Xem thêm:
1. Danh sách Tên Các Cửa Khẩu Việt Nam cập nhật mới nhất
2. Dịch vụ vận chuyển container đường biển uy tín giá rẻ

Mục lục

Hướng dẫn cách tìm đối tác nước ngoài B2B

Để giúp các bạn dễ nắm hơn, HL Shipping sẽ cố gắng trình bày thật rõ ràng và chi tiết. Đây là cách mà bộ phận sales của HL Shipping sử dụng. Và hiện nay nhiều doanh nghiệp đơn vị cũng sử dụng phương pháp tiếp cận này.

Xâm nhập thị trường quốc tế với dân số hàng tỷ người, các nền văn hóa, nhu cầu và tín ngưỡng hết sức đa dạng là điều không hề đơn giản. Chúng ta cần phải có bước chuẩn bị kỹ gồm các nội dung sau:

 1. Xây dựng website doanh nghiệp

Khác với khách hàng trong nước là người có thể tìm đến công ty bạn để gặp trực tiếp một cách dễ dàng thì các đối tác nước ngoài lại chỉ có thể biết đến công ty bạn qua internet. Và website công ty là nơi mà đối tác sẽ vào truy cập tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn đầu tiên.

  • Website công ty phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Anh (trong trường hợp công ty cần tập trung vào các thị trường đặc thù thì có thể có thêm lựa chọn cho ngôn ngữ ở thị trường đấy, VD: Tiếng Trung, Tiếng Nhật…).
  • Website công ty cần phải thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ, và các thông tin liên lạc để khách hàng có thể liên hệ với bạn được dễ dàng (địa chỉ, số điện thoại bàn, điện thoại di động, facebook, skype, email,…).
  • Website cũng cần làm nổi bật các đặc điểm của công ty như về năng lực đội ngũ nhân sự, tầm nhìn, sứ mệnh, phản hồi, đánh giá của các đối tác lớn.
cách tìm đối tác nước ngoài bằng website

2. Cách tìm khách hàng nước ngoài qua profile giới thiệu công ty

Profile công ty không cần phải quá lan man, dài dòng nhưng cũng không được quá đơn giản. Profile có mục đích là giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về công ty của bạn. Nên trong profile công ty cần phải thể hiện được các thông tin chính sau:

  • Giới thiệu tổng quan về công ty (logo; tên công ty; địa chỉ; slogan; hình ảnh nổi bật; các cột mốc phát triển; hoạt động, sự kiện tiêu biểu; các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ nhân sự) và các nhà máy – nếu có (hình ảnh, địa chỉ nhà máy, hệ thống máy móc, công suất của nhà máy,…)
  • Chi tiết về các dịch vụ, sản phẩm chính của công ty
  • Kể ra một số đối tác lớn, các thị trường chủ chốt của công ty, feeback của các Khách Hàng lớn để tạo sự tin tưởng cho người đọc
  • Thông tin liên hệ của công ty: địa chỉ, SĐT công ty, hotline, email, website, … và một số kênh truyền thông như facebook, fanpage, linkedin, instagram,…

Profile nên làm bằng tiếng Anh hoặc có thể để song ngữ Anh Việt nhằm đồng thời phục vụ cho cả thị trường trong và ngoài nước. Profile gửi cho KH nước ngoài nên để định dạng PDF.

Dưới đây là một số profile công ty mẫu:

Xây dựng profile giới thiệu công ty tìm đối tác nước ngoài
Xây dựng profile giới thiệu công ty

3. Xây dựng tài khoản Google My Business

Tạo tài khoản này nhằm mục đích xây dựng sự tin tưởng cho KH khi tìm kiếm thông tin của công ty bạn trên google. Bạn cần cập nhật đầy đủ thông tin về địa chỉ công ty, thời gian làm việc, SĐT, website, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ, … Vì KH của bạn chủ yếu đến từ nước ngoài do đó bạn nên cài đặt ngôn ngữ là tiếng anh.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển đường sắt door to door Bắc Nam giá rẻ

tiếp cận khách hàng qua gmap

Các bước tìm kiếm khách hàng nước ngoài

1. Quảng bá công ty lên các website thương mại điện tử B2B

Hiện nay, thị trường có rất nhiều sàn thương mại điện tử B2B. Chúng ta chỉ cần lựa chọn và đăng thông tin về doanh nghiệp mình là có thể tiếp cận nhiều khách hàng.

Chưa kể, doanh nghiệp có thể thuê đặt banner quảng cáo để tiếp cận được nhiều khách hàng dễ dàng hơn. Với sự đầu tư chăm chút về thông tin doanh nghiệp. Đối tác sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp của công ty, từ đó làm tăng sự tin tưởng lên thương hiệu của bạn và tăng cả khả năng chốt sale.

B2B là viết tắt của cụm từ Business to Business dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Hiện nay, có hàng trăm website B2B đang được sử dụng để giao dịch quốc tế và các công ty xuất khẩu phải nắm rõ những kênh này để tìm kiếm các cơ hội bán hàng ra nước ngoài:

 Alibaba.com đang là website hàng đầu về B2B

Đây là website TMDT lớn nhất thế giới. Bạn dễ dàng tạo tài khoản miễn phí và sàn cho phép đăng 50 sản phẩm đầu tiên để kiếm khách hàng tiềm năng.

Hiện website có 2 hình thức để bạn tìm kiếm khách hàng: chủ động và bị động. Với hình thức bị động bạn hoàn toàn dựa lượng truy cập tự nhiên của khách hàng tìm đến. Và hình thức chủ động là bạn trả phí để được truy cập dữ liệu khách hàng và quảng cáo tìm khách.

trang tìm đối tác nước ngoài nổi tiếng

Một số website B2B khác là:

  • Kompass.com: là trang web danh bạ điện tử các công ty trên thế giới trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể tìm kiếm các công ty theo ngành hàng hoặc theo tên công ty và khu vực thị trường.
kompass là trang b2b giúp tìm đối tác nước ngoài dễ dàng
  • Tradekey.com: trang web này có gốc từ Ả Rập và đã nhanh chóng trở thành 1 trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Tradekey sẽ có thế mạnh khi bạn muốn xâm nhập vào thị trường Trung Đông.
trang web tìm đối tác nước ngoài
  • ec21.com: website B2B này là của Hàn Quốc và có thị trường chính ở Trung Quốc. Giao diện khá là dễ dùng và tương tự như Alibaba. Với ec21.com bạn có thể dễ dàng tiếp cận thị trường XNK toàn cầu. Trang này cũng có gói Free và Premium để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp của mình.
trang web tìm đối tác nước ngoài
  • indiamart.com: nếu bạn muốn thâm nhập thị trường Ấn Độ rộng lớn với hơn 1 tỷ dân thì không nên bỏ qua trang web TMĐT này.

Trang web cung cấp danh bạ doanh nghiệp và các thông tin về cơ hội kinh doanh trên thị trường Ấn Độ giúp kết nối người mua với người bán.

trang web giúp tìm đối tác nước ngoài
  • go4worldbusiness.com: Tương tự như Alibaba, Go4worldbusiness cũng là trang TMĐT B2B với 2 hình thức là miễn phí và trả phí.

Và còn rất nhiều trang thương mại B2B khác mà các bạn có thể tìm kiếm trên Google…

2. Tìm kiếm KH từ những nguồn có cung cấp thông tin doanh nghiệp

Trái ngược với việc có thông tin đơn hàng cụ thể từ những trang TMĐT B2B. Những cách dưới đây cho chúng ta thông tin của KH đang có nhu cầu hoặc đã từng nhập khẩu.

Bạn phải tự hình dung ra được KH của mình là ai, quan tâm đến những vấn đề gì,…Sâu đó tìm kiếm rồi chủ động liên hệ chào hàng thông qua gửi email giới thiệu công ty. Bạn có thể gọi điện trực tiếp để trao đổi hoặc thông qua các ứng dụng nhắn tin.

Với cách trên bạn cần phải kiên trì và không được nản lòng. Bởi sẽ dễ dàng gặp cảnh gửi email mà không thấy hồi âm. Hay gọi điện thì nhận được câu trả lời là không có nhu cầu hoặc đã có nhà cung cấp.

Tuy nhiên, bạn sẽ gặp đúng khách hàng có nhu cầu thật sự. Hoặc muốn tìm thêm nhà cung cấp mới và bạn có thể chào bán được hàng.

3. Truy cập trang web của các nhà tổ chức hội chợ:

Tai trang web của đơn vị tổ chức thường có thông tin khách mời, các doanh nghiệp tham dự triển lãm. Hãy tận dụng những thông tin này để tìm kiếm website của họ và email liên hệ để chào hàng.

Các trung tâm triển lãm cũng là cơ hội tìm kiếm khách hàng nước ngoài

4. Mua thông tin dữ liệu từ hải quan:

Hải quan Việt Nam có lưu trữ đầy đủ dữ liệu về các hoạt động XNK. Khi mua data bạn sẽ có được thông tin khách hàng NK và thông tin đối thủ của bạn. Việc tiếp theo là bạn cần xử lý dữ liệu đó và tiến hàng chào hàng.

Cách này phù hợp để nghiên cứu thị trường lần ra thông tin website hay email liên hệ của KH. Chưa kể một số KH sẽ không có website để tìm kiếm.

5. Các cổng thông tin thị trường giữa Việt Nam và nước ngoài

– Việt Nam Exporthttp://vietnamexport.com

Cổng thông tin Thị trường nước ngoài VietnamExport.com với vai trò là cầu nối giữa Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Bộ Công Thương với doanh nghiệp XK. Trang web này cung cấp nhiều thông tin về các cơ hội giao thương, danh sách các nhà NK, thông tin về hội chợ triển lãm của hầu hết các ngành hàng.

– Cách tìm đối tác nước ngoài qua trang web của thương vụ Việt Nam:

 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: http://www.vntousa.org/vn/

– Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển: https://vietnordic.com/

– Thương vụ Việt Nam tại Singapore: http://vntradesg.org/ ,…

– Cục xúc tiến thương mại:  http://www.vietrade.gov.vn/index.html

Trang web cung cấp thông tin về danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cơ hội giao thương (thông tin cần mua, cần bán), hội chợ triển lãm, các chương trình về xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu của quốc gia.

– Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư: http://www.itpc.gov.vn/exporters

Trang web này cập nhật thông tin về thị trường, ngành hàng, các cơ hội giao thương, tin tức, sự kiện, cẩm nang dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

 – Trang thông tin Tradeford

Tradeford không thể hiện thông tin đơn hàng nhưng thay vào đó là thể hiện thông tin KH. Bạn sẽ phải tự liên hệ với KH để hỏi về nhu cầu cụ thể của họ.

Đối với tài khoản miễn phí bạn được phép gửi thư chào hàng chỉ cho một số khách cũ. Còn với tài khoản trả phí thì sẽ không bị giới hạn.

Tuy nhiên thông tin KH có thể sẽ giảm lượt hiển thị đáng kể và thay bằng thông tin nhà cung cấp bất cứ lúc nào.

Trang thông tin Global suppliers:

Global suppliers cung cấp danh sách một loạt các nhà cung cấp trên thế giới. Và cần phải xử lý nhiều thông tin thì mới tìm được KH.

Ví dụ bạn muốn XK gỗ ghép thanh vào Australia. Vì đây là nguyên liệu cho các công ty sản xuất đồ nội thất. Khi đó bạn nên tìm đến các công ty này trong danh sách của trang global suppliers để lấy thông tin liên hệ.

Bước 1: Bạn truy cập vào đường link https://mobile.supplierss.com/, chọn thị trường Australia.

Bước 2: Chọn ở mục categories là Furniture

Bước 3: Kết quả sẽ ra như hình dưới, bạn chọn vào từng công ty sẽ thấy được thông tin cụ thể.

6. Cách tìm đối tác nước ngoài qua thông tin từ danh bạ doanh nghiệp các nước:

  • Danh bạ doanh nghiệp nhập khẩu Chi Lê – https://www.mercantil.com/index.aspx?lang=eng

7. Cách tìm đối tác nước ngoài qua các trang mạng xã hội

Một số kênh Social Media mà các doanh nghiệp XK nên tiếp cận phải kể đến là:

– Cách tìm đối tác nước ngoài bằng nền tản Linkedin:

Đa số mọi người sử dụng mạng Linkedln để tìm việc làm. Thế nhưng ít ai để ý rằng đây cũng là nơi có nhiều khách hàng chất lượng. Để tìm kiếm cơ hội tiếp cận khách hàng nước ngoài thế nào mời các bạn theo dõi:

a. Quá trình đầu tiên: 
Bạn cần xây dựng một profile chất lượng cung cấp đầy đủ thông tin về bạn và công ty bạn đang làm.
b. Giai đoạn 2: Bắt đầu tìm kiếm khách hàng

Ví dụ bạn đang muốn tìm kiếm khách hàng về gỗ thì có thể gõ cụm từ “fingerjoint” hoặc “furnitures” trên công cụ tìm kiếm Linkedln. Bạn sẽ nhìn thấy một danh sách gợi ý người có profile liên quan.

Mình sẽ kết bạn với những người này. Không dừng lại ở đó, mình vào profile của họ và xem họ kết bạn với ai, nếu bạn bè của họ phù hợp với tiêu chí mình đang tìm kiếm thì mình cũng gửi lời mời kết bạn luôn.

Tiếp theo, ta sẽ tiến hành kết bạn với họ và những người bạn của họ có cùng điểm chung mà ta đã đặt ra trước đó. Khi bạn gửi lời mời kết bạn đừng quên gửi lời chào kèm thông tin về bạn. Một số thông tin nên gửi như: dịch vụ sản phẩm bạn cung cấp, cùng website nói về công ty bạn. Nếu họ đồng ý trả lời lại tin nhắn thì bạn đã thành công một nửa rồi.

Bạn chăm chỉ làm như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn là đã có thể kết nối gần 500 KH tiềm năng rồi. Chúng tôi đã áp dụng theo cách này và cũng thu được một số hiệu quả.

Bước 3: Sau khi đã có được một lượng kết nối đáng kể, bạn nên:

Thường xuyên đăng bài lên trang cá nhân: có thể là các bài xoay quanh nội dung về dịch vụ, sản phẩm của công ty bạn hoặc là các bài viết chia sẻ tin tức và kiến thức bổ ích trong ngành. Với việc đăng hình quảng cáo sản phẩm, những người có nhu cầu sẽ chủ động nhắn tin liên hệ với bạn.

Thậm chí nếu họ không có nhu cầu mua nhưng nhờ bạn đăng hình mà họ biết bạn có bán sản phẩm đó nên có thể giới thiệu bạn cho bạn bè của họ.

– Tìm đối tác nước ngoài qua Facebook:

Bạn nên tạo 1 tài khoản cá nhân cho công ty trên kênh facebook: tài khoản này phải thường xuyên đăng tải các nội dung liên quan đến hình ảnh, hoạt động, sự kiện của công ty. Ngoài ra, nếu công ty của bạn sở hữu thêm 1 fanpage và 1 group nữa thì lợi thế của bạn lại càng lớn.

Đối với bản thân công ty mình thuộc lĩnh vực forwarder logistics, có đối tượng KH là các doanh nghiệp XNK, chúng tôi đã tạo bộ 3 facebook: profile, fanpage, group. Sau đó khai thác các kênh này để tăng độ nhận diện thương hiệu và tìm kiếm các KH tiềm năng.

Bạn có thể tự tìm kiếm các group về XNK trên facebook bằng các từ khóa như “Import”, “Export”, “Export Import Worldwide”, “Frozen Seafood importer – exporter”, “Food & seafood exports”, “Fruits and Vegetables”,…

dịch vụ hải quan

Tạm kết

Trên đây là cách tìm đối tác nước ngoài mà nhân viên công ty HL Shipping đang áp dụng hiệu quả. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ hữu ích và gỡ khó cho bạn trong thời gian tới.

Đừng quên đánh giá và chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích cho nhiều người cùng biết nhé!


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ