News

Home >> News >> Logistics – Nghề thu nhập “khủng” nhưng vẫn khát nhân lực

Logistics – Nghề thu nhập “khủng” nhưng vẫn khát nhân lực

Dù đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 30 năm nhưng đây vẫn là một ngành học khát nhân lực có trình độ chuyên môn.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã có mặt tại Việt Nam khoảng 30 năm trở lại đây. Song đến vài năm trở lại, đây được đánh giá là ngành nghề hot, có nhu cầu tuyển dụng cao.

Thu nhập “khủng” nhưng vẫn khát nhân lực

Ngày 22/2/2021, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quyết định số 221/QĐ-TTg về kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chia sẻ, logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và có nhiều cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài.

Cùng với việc Việt Nam gia nhập TPP đã tạo điều kiện cho ngành Logistics vươn mình ra biển lớn và gia nhập sâu hơn vào những đầu mối giao dịch vận tải thế giới, mở đầu cho sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. 

Ở Việt Nam những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tăng trưởng khoảng 14-16% với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.

Số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho thấy trong số hơn 4.000 doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam với tới 95% là doanh nghiệp trong nước nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của thị trường. Vì vậy nguồn nhân lực cao phục vụ Logistics tại Việt Nam vẫn đang “khan hiếm”.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ nay tới 2025, Việt Nam cần khoảng 1 triệu nhân lực chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đào tạo bài bản, chuyên sâu đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Với con số trên, có thể thấy rằng hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán nguồn lực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, mức lương khởi điểm của nhân viên Logistics tại Việt Nam vào khoảng 350 – 500 USD/tháng; mức lương trung bình của vị trí quản lý Logistics là 3.000 – 4.000 USD/tháng và Giám đốc chuỗi cung ứng là 5.000 – 7.000 USD/tháng (124-173 triệu đồng).

Mức điểm đầu lên đến 9,4 điểm/môn

Khát nhân lực có trình độ cao cùng mức lượng không giới hạn, Logistics là ngành có điểm đầu vào tương đối cao. Trong nhiều năm liên tiếp điểm chuẩn của ngành này tăng mạnh và luôn nằm ở top đầu ở các trường đại học.

Năm 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lấy 28,2 điểm xét tuyển ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Với số điểm này, mỗi thí sinh cần ít nhất 9,4 điểm/môn mới có thể theo học.

Một số trường đại học khác cũng xét tuyển ngành học này với mức điểm tương đối cao trong năm 2022, như ĐH Kinh tế TP HCM (27,7 điểm), ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (26,7 điển), ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội (26,25 điểm)…

Với đặc thù là ngành dịch vụ hàng đầu đem lại kim ngạch cán cân lớn cho đất nước nên từ dịch vụ vận tải hay đến dịch vụ giao nhận đều là ngành “Hot” hiện nay.

Bên cạnh những công việc làm về dịch vụ vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ống… Các cử nhân Logistics còn có thể làm các dịch vụ liên quan đến việc thông quan hàng, các thủ tục thông quan hàng hóa, dịch vụ lưu kho, lưu bãi và cho thuê các kho ngoại quan…

Các vấn đề phát sinh và dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa và dịch vụ bảo vệ quyền lợi liên quan đến Luật pháp cũng là cơ hội để cử nhân Logistics làm việc trong môi trường mới lạ và năng động hơn rất nhiều so với các ngành khác.

Sinh viên theo học ngành này sau khi ra trường có thể đảm nhận một số công việc cụ thể như:

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Là người bán dịch vụ và sản phẩm, luôn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng. Đây thường là vị trí đầu tiên cho những người mới bước vào ngành Logistics.
  • Nhân viên hiện trường: Đây là người thường xuyên đến các kho bãi, cảng hàng không để làm thủ tục thông quan và nhận hàng từ công ty vận tải. Vị trí này khá vất vả, thường phù hợp với nam giới.
  • Nhân viên giao nhận vận tải: Là người chịu trách nhiệm đơn hàng, thực hiện các công việc theo kế hoạch mà cấp trên đề ra, đảm bảo hàng hoá được an toàn, đến nơi khách hàng cần nhận.
  • Nhân viên thanh toán quốc tế: Giúp khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế. Ở vị trí này, bạn cần có nghiệp vụ xuất nhập khẩu quốc tế và có trình độ ngoại ngữ tốt.

Ngoài ra, có các vị trí khác như: Điều phối viên, nhân viên kế hoạch thu mua, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, chuyên viên quảng cáo…

Xuân Quỳnh – Theo https://nguoiquansat.vn/logistics-nghe-thu-nhap-khung-nhung-van-khat-nhan-luc-68211.html

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Logistics – Nghề thu nhập “khủng” nhưng vẫn khát nhân lực […]

[…] Xem thêm: Logistics – Nghề thu nhập “khủng” nhưng vẫn khát nhân lực […]

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT