Tin Trong Ngành

Home >> Tin Tức >> Tin Trong Ngành >> Đằng sau hiện tượng giá cước vận tải biển tăng 7-10 lần: Xuất hiện loạt DN Trung Quốc thành lập chỉ để… mua tàu cũ

Đằng sau hiện tượng giá cước vận tải biển tăng 7-10 lần: Xuất hiện loạt DN Trung Quốc thành lập chỉ để… mua tàu cũ

Khi thị trường container ngày càng “nóng”, nhiều doanh nghiệp “thổi giá” bất thường, các doanh nhân Trung Quốc đã tìm cách mua tàu cũ để cho thuê dài hạn.

The Loadstar đưa tin, thời gian qua, hàng loạt công ty Trung Quốc đã được thành lập với mục đích duy nhất là tận dụng lợi thế khi giá thuê tăng cao, thị trường thuê tàu ngày càng nóng.

Kể từ giữa năm 2020, khi thị trường container bắt đầu bùng nổ, một số công ty đã bắt đầu mua tàu cũ, chủ yếu là cỡ trung chuyển, để cho thuê dài hạn đối với các nhà kinh doanh vận tải tàu.

Một trong những ví dụ điển hình là cựu nhân viên môi giới tàu biển, Zhou Yupeng, Giám đốc Dịch vụ Vận chuyển Aoyang Thượng Hải. Thông qua tập đoàn Goship, ông Zhou đã mua con tàu 614 teu SCO Qingdao được chế tạo năm 1997 từ Shanghai Jinjiang Shipping hồi đầu năm. Mặc dù ông không tiết lộ giá, nhưng con tàu được cho là có trị giá khoảng 1,7 triệu USD. Hiện tại con tàu này đang cho X-Press Feeders thuê trong vòng một năm.

Vào tháng 4, một công ty khác của ông Zhou Yupeng, VBS Group, đã mua lại chiếc 707 teu SCO Shanghai được sản xuất năm 2012 từ chủ sở hữu Việt Nam, công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An, với giá không tiết lộ. Tuy nhiên, con tàu này được định giá khoảng 11 triệu USD và hiện đã được chuyển nhượng cho nhà khai thác tàu Wan Hai Lines trong một năm.

Hay tháng 5 vừa qua, Yongwang Shipping (trụ sở Trung Quốc) cũng đã mua chiếc tàu 411 teu Pros Fortune được sản xuất năm 1999 từ chủ sở hữu Amann Shipping Group của Bruneian. Hiện tại, con tàu này đã được cho Fesco (hãng vận tải đa phương thức lớn nhất của Nga) thuê và đang được triển khai trên tuyến Busan-Vladivostok.

Theo cơ quan đăng ký doanh nghiệp, Liu Weihua – một trong những giám đốc điều hành hãng tàu Dongchen Line của Trung Quốc, điều hành tuyến giữa Trung Quốc và Nhật Bản, có 45% cổ phần tại Yongwang, cùng với Xiao Jie và Zhu Jiang.

New Harvest Shipping – một chi nhánh được thành lập tại Singapore của hãng vận tải Trung Quốc Multimax Shipping, đã mua con tàu đầu tiên – chiếc Sunshine Bandama 1.700 teu, được chế tạo năm 2007, vào tháng 6/2019. Multimax được điều hành bởi Zhang Ziyan, người sở hữu hàng loạt doanh nghiệp liên quan đến vận tải và logistics.

Vào tháng 3, New Harvest đã mua con tàu thứ 2, Bright Laem Chabang, công suất 1,050 teu, được đóng năm 2007 bởi chủ sở hữu người Nhật Bản Shoei Kisen Kaisha với giá 7 triệu USD. Cả Sunshine Bandama và Bright Laem Chabang đều đã được chuyển nhượng cho SITC Container Lines.

Tháng trước, Kanway Galaxy 1.613 teu được chế tạo năm 1997 đã được bán cho một người mua Trung Quốc với giá 6,5 triệu USD.

Ông Peter Sand, chuyên gia phân tích vận tải biển của BIMCO (Hiệp hội các chủ tàu) cho biết, những hãng mới gia nhập thị trường chắc hẳn đã hoàn thành quá trình thẩm định kỹ lưỡng trước khi trở thành nhà cung cấp tàu chở hàng.

Đằng sau hiện tượng giá cước vận tải biển tăng 7-10 lần: Xuất hiện loạt DN Trung Quốc thành lập chỉ để... mua tàu cũ

The Loadstar đưa tin, thời gian qua, hàng loạt công ty Trung Quốc đã được thành lập với mục đích duy nhất là tận dụng lợi thế khi giá thuê tăng cao, thị trường thuê tàu ngày càng nóng.

Kể từ giữa năm 2020, khi thị trường container bắt đầu bùng nổ, một số công ty đã bắt đầu mua tàu cũ, chủ yếu là cỡ trung chuyển, để cho thuê dài hạn đối với các nhà kinh doanh vận tải tàu.

Một trong những ví dụ điển hình là cựu nhân viên môi giới tàu biển, Zhou Yupeng, Giám đốc Dịch vụ Vận chuyển Aoyang Thượng Hải. Thông qua tập đoàn Goship, ông Zhou đã mua con tàu 614 teu SCO Qingdao được chế tạo năm 1997 từ Shanghai Jinjiang Shipping hồi đầu năm. Mặc dù ông không tiết lộ giá, nhưng con tàu được cho là có trị giá khoảng 1,7 triệu USD. Hiện tại con tàu này đang cho X-Press Feeders thuê trong vòng một năm.

Vào tháng 4, một công ty khác của ông Zhou Yupeng, VBS Group, đã mua lại chiếc 707 teu SCO Shanghai được sản xuất năm 2012 từ chủ sở hữu Việt Nam, công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An, với giá không tiết lộ. Tuy nhiên, con tàu này được định giá khoảng 11 triệu USD và hiện đã được chuyển nhượng cho nhà khai thác tàu Wan Hai Lines trong một năm.

Hay tháng 5 vừa qua, Yongwang Shipping (trụ sở Trung Quốc) cũng đã mua chiếc tàu 411 teu Pros Fortune được sản xuất năm 1999 từ chủ sở hữu Amann Shipping Group của Bruneian. Hiện tại, con tàu này đã được cho Fesco (hãng vận tải đa phương thức lớn nhất của Nga) thuê và đang được triển khai trên tuyến Busan-Vladivostok.

Theo cơ quan đăng ký doanh nghiệp, Liu Weihua – một trong những giám đốc điều hành hãng tàu Dongchen Line của Trung Quốc, điều hành tuyến giữa Trung Quốc và Nhật Bản, có 45% cổ phần tại Yongwang, cùng với Xiao Jie và Zhu Jiang.

New Harvest Shipping – một chi nhánh được thành lập tại Singapore của hãng vận tải Trung Quốc Multimax Shipping, đã mua con tàu đầu tiên – chiếc Sunshine Bandama 1.700 teu, được chế tạo năm 2007, vào tháng 6/2019. Multimax được điều hành bởi Zhang Ziyan, người sở hữu hàng loạt doanh nghiệp liên quan đến vận tải và logistics.

Vào tháng 3, New Harvest đã mua con tàu thứ 2, Bright Laem Chabang, công suất 1,050 teu, được đóng năm 2007 bởi chủ sở hữu người Nhật Bản Shoei Kisen Kaisha với giá 7 triệu USD. Cả Sunshine Bandama và Bright Laem Chabang đều đã được chuyển nhượng cho SITC Container Lines.

Tháng trước, Kanway Galaxy 1.613 teu được chế tạo năm 1997 đã được bán cho một người mua Trung Quốc với giá 6,5 triệu USD.

Ông Peter Sand, chuyên gia phân tích vận tải biển của BIMCO (Hiệp hội các chủ tàu) cho biết, những hãng mới gia nhập thị trường chắc hẳn đã hoàn thành quá trình thẩm định kỹ lưỡng trước khi trở thành nhà cung cấp tàu chở hàng.

“Nếu họ có thể đảm bảo hợp đồng thuê tàu 24 tháng với tỷ lệ cao các đối tác xếp hạng A, thì rủi ro sẽ giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, phần khó khăn là tìm được người thuê tàu tiếp theo, vào năm 2023, khi mà ngày càng nhiều tàu được đặt đóng trước đó đã được giao gần đây”.

Anh Vũ – Follow- Doanh Nghiệp và Tiếp Thị

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Đằng sau hiện tượng giá cước vận tải biển tăng 7-10 lần: Xuất hiện loạt D… […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ