Tin Tức

Home >> Tin Tức >> Thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ chính xác nhất 

Thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ chính xác nhất 

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu nội thất gỗ về Việt Nam ngày càng tăng cao. Vì thế, rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm đến thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ. Vậy bạn đã biết nhập khẩu mặt hàng này về đến Việt Nam cần những thủ tục, điều kiện gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng HL SHIPPING theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.

Nhu cầu nhập khẩu bàn ghế gỗ nội thất hiện nay

Bàn ghế gỗ nội thất là những loại bàn ghế sẽ được sử dụng trong không gian sống của các gia đình, văn phòng, nhà hàng, quán cà phê,…Những bộ bàn ghế này đã được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp với độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Nhu cầu nhập khẩu bàn ghế gỗ nội thất hiện nay
Nhu cầu nhập khẩu bàn ghế gỗ nội thất hiện nay

Vì thế nhu cầu nhập khẩu bàn ghế gỗ nội thất luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng để trang trí nội thất. Chúng giúp cho không gian nội thất trở nên sang trọng và hiện đại hơn. Đồng thời, nó thể hiện được đẳng cấp và gu thẩm mỹ tinh tế của những gia chủ sành điệu.

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Việc Nhập Khẩu Đồ Gỗ Nội Thất

Ưu và nhược điểm của bàn ghế nội thất gỗ

So với các chất liệu khác ở trên thị trường như nhựa, kim loại, inox thì bàn ghế gỗ được ưa chuộng nhất. Bởi nó có những ưu điểm vượt trội về cả chất lượng và giá trị thẩm mỹ.

Ưu điểm bàn ghế nội thất gỗ

Bàn ghế được làm bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, ấm áp. Chúng góp phần tôn lên vẻ đẹp sang trọng của ngôi nhà bạn. Bên cạnh đó, sản phẩm bàn ghế nội thất gỗ lại cực kỳ đa dạng

Bàn ghế nội thất bằng gỗ sản xuất với nhiều mẫu mã kiểu dáng khác nhau. Nó phù hợp kê ở nhiều không gian như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, văn phòng làm việc, quán cà phê, nhà hàng. Chất liệu của nó cũng đa dạng từ nhiều loại gỗ khác nhau như gỗ sồi, gỗ xoan, gỗ lim,…

Ưu điểm bàn ghế nội thất gỗ
Ưu điểm bàn ghế nội thất gỗ

Sự đa dạng còn ở chính xuất xứ các loại sản phẩm với thương hiệu khác nhau trên thế giới. Không chỉ có sản phẩm trong nước, bàn ghế gỗ ngoại nhập cũng được khách hàng Việt yêu thích. Vì thế nhu cầu nhập khẩu loại bàn ghế này về Việt Nam ngày càng tăng cao và giúp cho thị trường này ngày càng đa dạng.

Có độ bền chắc

Khác với loại bàn ghế nội thất thông thường khác, bàn ghế gỗ nhất là gỗ tự nhiên với độ bền cao. Tuổi thọ chúng có thể lên tới 10-20 năm, thậm chí là lâu hơn nữa. Đặc biệt là bàn ghế này được làm từ các gỗ đinh hương, gụ, trắc, giáng hương,….có độ bền càng cao hơn.

Sang trọng và có tính thẩm mỹ

Sự sang trọng là điều mà ai cũng thấy ở các loại bàn ghế gỗ. Chất liệu gỗ với màu sắc và đường vân độc đáo. Chúng mang vẻ đẹp mộc mạc, ấm cúng giúp tạo thành bộ bàn ghế với vẻ đẹp sang trọng và trang nhã cho ngôi nhà.

Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ cập nhật 2022

Dễ dàng kết hợp cùng nhiều phong cách thiết kế

Bàn ghế gỗ là chất liệu dễ dàng kết hợp cùng nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Nhờ vào màu sắc, hoa văn những đường vân gỗ, nhà sản xuất đã tạo ra sản phẩm phù hợp với mọi không gian khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển tới hiện đại. Dù kết hợp với phong cách thiết kế nào nó cũng giúp không gian trở nên sang trọng, ấn tượng nhưng lại không kém phần giản dị mộc mạc.

Bàn ghế gỗ khi được kết hợp hài hòa với đồ nội thất khác trong nhà như thảm trải nhà, màu sơn tường,…sẽ giúp căn phòng tăng giá trị thẩm mỹ hơn nhiều. Đó là lý do chính sản phẩm này đã được nhiều người lựa chọn.

Nhược điểm của bàn ghế gỗ

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm nổi bật thì loại bàn ghế gỗ cũng tồn tại một số nhược điểm như:

Giá thành cao

So với bàn ghế sản xuất từ chất liệu khác thì bàn ghế làm bằng gỗ được xếp vào loại giá thành đắt đỏ. Nhất là bàn ghế làm từ các chất liệu gỗ tự nhiên. Bởi lẽ gỗ tự nhiên ở nước ta khan hiếm, hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó giá thành loại sản phẩm lại càng cao hơn.

Dễ bị tác động từ môi trường

Bàn ghế gỗ khi tiếp xúc cùng nhiều với ánh sáng mặt trời và nước sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng. Độ ẩm quá cao sẽ khiến gỗ bị hỏng, bị nứt và phồng lên. Độ ẩm thấp, thời tiết nóng bức sẽ khiến cho gỗ bị mở rộng. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ khiến màu sắc của bàn ghế gỗ bị phai và xỉn màu và bề mặt gỗ bị hỏng.

Cần chăm sóc, vệ sinh thường xuyên

Sau thời gian sử dụng, nếu như không được chăm sóc thường xuyên, bàn ghế gỗ có thể bị mất vẻ đẹp sáng bóng. Do đó, để chúng giữ được vẻ đẹp như mới, người dùng cần thường xuyên vệ sinh, đánh bóng. Điều này là rất quan trọng đối với các loại bàn ghế gỗ được làm từ gỗ tự nhiên.

Đòi hỏi cần kỹ thuật chế tác cao

Đối với đồ nội thất gỗ nhất là bàn ghế nội thất từ gỗ tự nhiên việc chế tác, tạo hình đòi hỏi người thợ cần phải lành nghề, có óc thẩm mỹ cao và giàu kinh nghiệm. Như vậy thì mới đem đến những sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt và có độ bền cao.

Quy định chính sách nhập khẩu bàn ghế nội thất gỗ hiện nay

Bàn ghế nội thất gỗ là c sản phẩm đã được hoàn thiện. Chúng không nằm trong số sản phẩm phải có sự quản lý chuyên ngành khi nhập khẩu. Do đó cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này có thể làm thủ tục thông quan bình thường. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ vẫn phải tuân theo một số nghị định, thông tư mà nhà nước ban hành.

Quy định chính sách nhập khẩu bàn ghế nội thất
Quy định chính sách nhập khẩu bàn ghế nội thất

Dẫn chứng pháp lý về thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ 

Tất cả mặt hàng dù là nhỏ nhất khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ những quy định pháp luật. Và mặt hàng bàn ghế nội thất gỗ cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những căn cứ pháp lý về chính sách khi nhập khẩu bàn ghế nội thất gỗ:

  • Nghị định số 12/2006/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết việc thi hành Luật thương mại đối với mặt hàng xuất nhập khẩu quốc tế. Trong đó, mặt hàng có nguồn gốc thực vật phải làm giấy phép kiểm dịch và đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng trước nó khi thông quan.
  • Thông tư 04/2006/TT-BTM hướng dẫn thực hiện điều luật trong nghị định 12/2006.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thuế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
  • Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thủ tục hải quan, kiểm soát hải quan, biện pháp thi hành Luật hải quan….

Các thông tư văn bản về thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ

Dưới đây là một số thông tư, nghị định quy định chính sách xuất nhập khẩu các mặt hàng nói chung và bàn ghế gỗ nói riêng. Nắm được căn cứ pháp lý này là vô cùng quan trọng để cá nhân, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ thủ tục theo quy định nếu muốn nhập khẩu về Việt Nam.

Theo đó, Điều 8, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch động thực vật. Hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng mới được nhập khẩu vào Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đưa ra tiêu chuẩn và công bố danh sách hàng hóa được tiến hành kiểm dịch động thực vật.

Điều 1, Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT công bố danh mục mặt hàng thuộc diện kiểm dịch. Trong đó có đề cập đến sản phẩm được của cây như thân, cành, gốc, rễ, gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ.

Bàn ghế gỗ nội thất cũng là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Vì thế chúng cần được tiến hành kiểm dịch thực vật đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn trước khi thông quan. Điều này giúp cơ quan quản lý nhà nước biết mặt hàng bàn ghế gỗ có độc hại gì hay có mang mầm bệnh gì vào Việt Nam không.

Như vậy, thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ bắt buộc phải có giấy kiểm dịch thực vật. Trước khi mặt hàng này về đến cảng, bạn cần phải tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật.

Xem thêm: Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói-Không phát sinh ngoài báo giá

Tìm hiểu Mã HS code và thuế nhập khẩu bàn ghế

Ngoài thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ thì bạn cần quan tìm hiểu về thuế nhập khẩu và HS code mặt hàng này. Điều này giúp bạn khai báo chứng từ và làm thủ tục hải quan nhanh chóng, chính xác..

Quy định về thuế nhập khẩu bàn ghế nội thất gỗ

Thuế nhập khẩu mặt hàng bàn ghế gỗ được áp dụng dựa vào Thông tư số 49/2010/TT-BTC, mã HS code năm 2007 Hội đồng hợp tác Hải Quan thế giới và biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2018. Theo đó thuế giá trị gia tăng mặt hàng bàn ghế gỗ nội thất là 10%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%.

Mã HS code và thuế nhập khẩu bàn ghế
Mã HS code và thuế nhập khẩu bàn ghế

Ngoài ra, nếu mặt hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc và có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (CO) là form E sẽ hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 20%. Các form CO khác có thuế nhập khẩu ưu đãi khác nhau. Bàn ghế gỗ nội thất nếu nhập khẩu từ nước ASEAN với chứng nhận nguồn gốc xuất xứ theo form D thì có thuế nhập khẩu là 0%.

Mã HS Code đồ nội thất bàn ghế gỗ

Các mặt hàng nội thất phần lớn nằm trong chương 94 biểu thuế xuất nhập khẩu 2019. Trong đó mặt hàng bàn ghế nội thất gỗ nằm ở trong nhóm 9403. Mỗi mặt hàng cụ thể được quy định bởi HS code khác nhau để bạn dễ dàng tra cứu.

Biết được mã HS code của mỗi loại sản phẩm bàn ghế gỗ nội thất sẽ giúp bạn tra cứu nhanh chóng thuế VAT, thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mỗi loại mặt hàng cụ thể.

Dưới đây là mã HS Code một số mặt hàng bàn ghế gỗ nội thất phổ biến và mức thuế nhập khẩu của nó:

  • 94033000: Đồ nội thất bằng gỗ dùng ở trong văn phòng – VAT 10% – Thuế nhập khẩu ưu đãi 25%.
  • 94034000: Đồ nội thất bằng gỗ dùng ở trong nhà bếp – VAT 10% – Thuế nhập khẩu ưu đãi 25%.
  • 94035000: Đồ nội thất bằng gỗ dùng ở trong phòng ngủ – VAT 10% – Thuế nhập khẩu ưu đãi 25%.

Hướng dẫn làm thủ tục hải quan nhập khẩu bàn ghế nội thất gỗ

Thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ bạn cần chuẩn bị một hồ sơ tương tự như nhập khẩu mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, bạn cần có thêm giấy chứng nhận kiểm dịch.

Hướng dẫn làm thủ tục hải quan nhập khẩu bàn ghế nội thất gỗ
Hướng dẫn làm thủ tục hải quan nhập khẩu bàn ghế nội thất gỗ

Các loại hồ sơ cần phải chuẩn bị

Căn cứ Điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

Nơi để đăng ký hồ sơ / ban ngành

Bạn cần đăng ký tờ khai hải quan, thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ tại Chi cục Hải Quan nơi có cảng đích ghi trên vận đơn hoặc Chi cục Hải Quan nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Chuẩn bị các hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ và chứng từ đầy đủ là việc quan trọng khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Để đủ điều kiện nhập khẩu bàn ghế nội thất này vào Việt Nam, thì ngoài bộ hồ sơ cần thiết chuẩn bị ở trên bạn không thể thiếu các hồ sơ chứng từ dưới đây:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhận về kiểm dịch thực vật nhập khẩu
  • Tờ khai giá trị
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Chứng thư hun trùng
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ. Đây sẽ là những thông tin bổ ích để bạn chuẩn bị cho việc nhập khẩu loại mặt hàng này vào Việt Nam một cách thuận lợi hơn. Bạn cũng đừng ngần ngại liên hệ với HL SHIPPING theo thông tin liên hệ dưới đây nếu có vướng mắc bạn nhé.


Về Chúng Tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu bàn ghế gỗ chính xác nhất  […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ