Tin Tức

Home >> Tin Tức >> Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 2020

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 2020

Nhiều bạn gửi thư về cho HLshipping hỏi thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như thế nào. Hôm nay, HLshipping sẽ chia sẻ với các bạn về chủ đề này qua bài viết dưới đây:

Trước hết, hãy cùng điểm qua một vài văn bản pháp luật quan trọng và có liên quan để bạn dễ hình dung và tra cứu:

  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
  • Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
  • Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Lưu ý có trong chủ đề về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có 2 trường hợp sau: sản phẩm có trong danh mục và chưa có trong danh mục lưu hành.

Mục lục

Trường hợp sản phẩm chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam

Nếu hàng bạn định nhập chưa nằm trong Danh mục quy định tại Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT hay danh mục bổ sung khác (nếu có). Thì khi muốn nhập khẩu về để sản xuất hay tiêu thụ trong nước (không xuất khẩu) bạn phải làm 2 bước:

Bước 1: Làm thủ tục để có được công nhận chất lượng

Thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc được phép lưu hành tại Việt Nam. Khi có được Công nhận rồi thì nhà nhập khẩu mới đủ điều kiện để lấy mẫu kiểm tra chất lượng (ở bước 2). Cơ quan nhận hồ sơ là Tổng cục Thủy sản (với thức ăn cho tôm cá) hoặc Cục Chăn nuôi (cho gia súc gia cầm).

Chi tiết hồ sơ xin Công nhận được quy định tại Điều 6.2.c của Thông 66/2011/BNNPTNT, bạn chịu khó đọc tham khảo nhé.

Theo tôi suy luận, việc có Công nhận chất lượng như vừa nêu trên có vẻ như chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn, phù hợp với lô hàng đầu tiên. Về lâu dài, nếu bạn vẫn định nhập khẩu mặt hàng đó. Thì cần làm thủ tục để sản phẩm này được đưa vào Danh mục lưu hành tại Việt Nam. 

Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Khi đã có Công nhận chất lượng, và hàng về cảng, bạn phải mời cơ quan kiểm định đủ thẩm quyền (chẳng hạn: Quacert, Quatest…) lấy mẫu để kiểm tra. Đồng thời có thể sẽ phải làm kiểm dịch động vật, thực vật. Nếu hàng đạt yêu cầu thì mới được làm tiếp thủ tục thông quan, còn nếu không đạt thì khả năng nhiều là phải tái xuất (rất tốn kém).

Với trường hợp hàng đã nằm trong Danh mục thì các bước sẽ nhẹ nhàng hơn…

Sản phẩm đã có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam

Với loại thức ăn đã có trong danh mục, thì khi nhập khẩu bạn chỉ cần làm thêm thủ tục kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục thông quan hàng hóa (chi tiết ở phần cuối).

Vậy với mặt hàng thức ăn chăn nuôi chưa có trong Danh mục lưu hành, giờ muốn được đưa vào Danh mục thì làm thế nào?

Có 3 điều kiện để được Công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam (Điều 5.2 – Thông tư 50/2014 nêu trên):

  1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng (nếu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia), và 
  2. Công bố hợp quy
  3. Có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi

Hồ sơ xin Công nhận đủ điều kiện lưu hành quy định trong Điều 5.3 Thông tư 50. Nói chung thủ tục này cũng sẽ rất mất thời gian và chi phí. Tuy nhiên nếu bạn muốn nhập mặt hàng chưa có trong danh mục, thì vẫn phải làm thôi. May là chỉ phải làm 1 lần bước công việc này.

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Với hàng thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, hoặc đã được công nhận chất lượng. Khi hàng về cảng, bạn phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan chuyên ngành được chỉ định, như tôi đã nhắc đến ở phần trên.

Ngoài ra, tùy theo loại hàng, bạn còn có thể phải làm thủ tục kiểm dịch động /thực vật với hàng có nguồn gốc động / thực vật. Cụ thể như sau:

Kiểm dịch động vật hàng thức ăn chăn nuôi

Một số mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu phải làm kiểm dịch động vật: bột huyết, bột xương thịt, bột tôm, bột cá, bột lông vũ…

Trước hết, bạn cần làm hồ sơ nộp cho Cục thú y (thức ăn gia súc, gia cầm) hoặc Tổng cục thủy sản (thức ăn cho tôm cá) để xin được kiểm dịch động vật (tạm gọi là xin Giấy phép kiểm dịch cho dễ nhớ).

Sau khi có Giấy này, bạn việc với chi cục thú y, để lấy mẫu kiểm dịch tại cảng hoặc tại kho riêng (nếu hải quan đồng ý cho đem hàng về kho riêng bảo quản).

Kiểm dịch thực vật hàng thức ăn chăn nuôi

Một số mặt hàng thường gặp: khô đậu, hạt đậu tương, hạt ngô…

Làm hồ sơ nộp cho Chi cục kiểm dịch thực vật để được lấy mẫu tại cảng hoặc kho riêng, tương tự kiểm dịch động vật. Nhưng với hàng thực vật, bạn không cần xin giấy phép kiểm dịch như hàng động vật.

Sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành mới được làm tiếp thủ tục hải quan.

Lưu ý: hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch đã thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bạn cần tìm hiểu trước cách làm để tránh nhầm lẫn, sai sót, mất thời gian.

Thủ tục hải quan hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Sau khi đã có giấy đăng kiểm dịch & kiểm tra chất lượng, bạn truyền tờ khai hải quan và nộp hồ sơ cho chi cục hải quan. Hồ sơ thường gồm:

  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Hóa đơn cước biển (phụ phí)
  • Giấy đăng ký kiểm dịch, kiểm tra chất lượng
  • v.v…

Cán bộ hải quan xem hồ sơ, nếu đầy đủ chuẩn chỉnh thì sẽ phê duyệt. Nếu không sẽ yêu cầu bổ sung chỉnh sửa. Trường hợp tờ khai vào luồng Đỏ, sau khi kiểm tra hồ sơ, hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa (xem hàng trực tiếp, hoặc qua máy soi container).

Đến bước này vẫn chưa xong thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Bạn phải chờ đến khi có kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm dịch… và nộp cho hải quan thì hàng mới được thông quan. Lúc đó mới hoàn tất các bước công việc.

Tóm tắt lại quy trình cho các bạn dễ hiểu

Thủ tục yêu cầu :

1. Khai báo kiểm dịch động vật

Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật như bột xương thịt, bột gia cầm, bột cá,…đã có trong danh mục TACN (TT26) được phép nhập khẩu. Trước tiên, để có thể nhập khẩu bột xương thịt, bột cá, bột gia cầm có nguồn gốc từ động vật=>xin giấy phép đăng kí kiểm dịch động vật==>hàng về==>khai báo kiểm dịch động vật.

Vậy xin giấy phép đăng kí  kiểm dịch động vật như thế nào ?

Xin giấy phép tại cục Thú Y, và tùy vào thị trường có được phép xuất khẩu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật đó vào Việt Nam hay không ?

Sau khi xin được giấy phép hãy cho hàng về. Khi hàng về tới cảng thì khai báo kiểm dịch động vật với Chi cục thú Y vùng, lấy mẫu thực tế tại cảng, khi có kết quả mới được kéo hàng về ( thường thì 3 tới 5 ngày sẽ có kết quả)

2. Kiểm tra chất lượng TACN

Một thủ tục bắt buộc của thức ăn chăn nuôi nói chung và các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật như bột xương thịt, bột cá nói riêng. Chúng ta phải đăng kí KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU qua hệ thống một cửa quốc gia.

Và tuỳ vào mặt hàng của bạn thuộc thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật, hay chưa có quy chuẩn kỹ thuật mà bộ phận tiếp nhận sẽ là các trung tâm chuyên KTCL được Cục Chăn Nuôi chỉ định. Hoặc hồ sơ của bạn sẽ được tiếp nhận trực tiếp bởi Cục Chăn Nuôi. Sau khi đơn đăng kí đã được xác nhận, tiến hành lấy mẫu thực tế tại cảng hoặc tại kho riêng của doanh nghiệp.

  • Chứng từ yêu cầu: Hợp đồng, Invoice, Packing, Certificate of Annalysis và Tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp tự công bố.
  • Thời gian xử lí hồ sơ:
  • Các Trung tâm KTCL do cục chăn nuôi chỉ định: 2-5 ngày
  • Cục Chăn nuôi: 5 ngày tới 2 tuần ( @@)

3. Thủ tục hải quan:

Khi làm thủ tục hải quan, chỉ cần trình  với hải quan

  • đơn khai báo kiểm dịch động vật,
  • đơn đăng kí KTCL thức ăn chăn nuôi nhập khẩu,
  • Invoice, Packing List, Bill of lading, CO ( nếu có).

==>Hàng chỉ được thông quan khi có kết quả của cả hai bên Thú Y và Kiểm tra chất lượng.(  )

Nếu bạn cần tư vấn gì về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi xin liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký lưu hành thưc ăn chăn nuôi

– Theo quy định tại Nghị định 39/2017NĐ-CP trước khi muốn lưu hành thức ăn chăn nuôi thì phải  thực hiện thủ tụccông bố lưu hành thức ăn chăn nuôi.

– Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi  là bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn chất lượng. 

– Đối với hành vi lưu hành thức ăn chăn nuôi mà chưa có giấy phép đăng ký  lưu hành thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 64/2018 với mức xử phạt là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng căn cứ vào hành vi vi phạm và tổng giá trị lô sản phẩm vi phạm.

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam?

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:

  1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán
  2. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
  3. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
  4. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp
  5. Thức ăn bổ sung
  6. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Điều kiện thức ăn chăn nuôi được lưu hành

1. Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).

2. Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.

3. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.

Hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước:

1. Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;

2. Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; và hợp đồng gia công (nếu gia công)

3. Các giấy tờ giấy tờ sau:

  • Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  • Bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;
  • Quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);

4. Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm;

5. Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).

Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:

1. Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam

2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale);

3. Giấy chứng nhận ISO hoặc GMP hoặc HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;

4. Bản thông tin sản phẩm;

5. Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng;

6. Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm;

7. Mẫu nhãn của sản phẩm;

Hồ sơ đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản

  1. Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
  2. Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có).
  3. Mẫu nhãn của sản phẩm.

Qui trình giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.

Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký mới). Hoặc không quá 10 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản
  2. Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có);
  3. Mẫu nhãn sản phẩm.
  4. Giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu).
  5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổng kết

Trên đây tôi đã nêu các bước công việc chính khi bạn muốn làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại thức ăn đó. Bài viết cũng khá dài, hy vọng bạn đọc được toàn bộ nội dung.

dịch vụ hải quan

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

Phone: +84 28 39956117 Email: info@hlshipping.com

FanpageFb/hlshipping.com.vn

Google reviewhttps://g.page/hlshipping?gm

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Có thể bạn quan tâm: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 2020 […]

[…] Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 2020 […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ