Tin Tức

Home >> Tin Tức >> Consignee là gì? Hiểu rõ hơn về Consignee

Consignee là gì? Hiểu rõ hơn về Consignee

Trong xuất nhập khẩu chắc hẳn các bạn sẽ nghe cụm từ Consignee. Vậy Consignee là gì? Bài viết sau đây của HLshipping tổng hợp, chắc rằng sẽ giải đáp được phần nào câu hỏi của bạn.

consignee là gì

Consignee là gì ?

Consignee hay viết tắt cnee. Là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng (buyer).  Theo vận đơn đích danh (là vận đơn mà ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng và người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn.

Lưu ý: Vận đơn này không được chuyển nhượng bằng phương pháp thông thường, muốn chuyển nhượng phải tuân theo quy định pháp luật nơi diễn ra hành động chuyển nhượng).

Còn consignee không phải là người mua hàng theo vận đơn vô danh – là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh. Trên vận đơn này, được chuyển nhượng bằng cách trao tay, ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.

Nhưng thông thường nhắc đến khái niệm consignee thường người ta hiểu rằng đó là người nhận hàng thực sự của lô hàng.

HIỂU THÊM MỐI QUAN HỆ NOTIFY PARTY & CONSIGNEE TRÊN BILL OF LADING

>>>Xem thêm: Notify party trong xuất nhập khẩu là gì

Cnee

Notify party

Mối quan hệ giữa Notify Party vs Cnee

To order hoặc

To order of Shipper

Forwarder A Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng khi Vận đơn ký hậu được giao
Company B Có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích…

To order of Bank C

Forwarder A Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng
Company B Có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích… Khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ thanh toán cho NH phát hành (ngân hàng của người nhận) khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng

Company B

Forwarder A Có thể là FWD tại nơi đến có quyền nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng cho người nhận hàng cuối cùng
Same as Cnee Khi không có thông tin một bên nhận thông báo hàng đến cụ thể & chỉ được show khi mục Cnee thể hiện đầy đủ thông tin liên hệ của Cnee

Cá nhân

Cá nhân Có thể là người nhận hàng cuối cùng, trong trường hợp hàng hóa là vật dụng cá nhân, Cnee có thể trùng với Shipper
Forwarder A Có thể là FWD tại nơi đến được ủy quyền thay người nhận để nhận hàng, thông quan nhập khẩu & giao hàng
Same as Cnee Khi không có thông tin một bên nhận thông báo hàng đến cụ thể & chỉ được show khi mục Cnee thể hiện đầy đủ thông tin liên hệ của Cnee

Phân Biệt nhanh Shipper – Consignee, Seller -Buyer trong xuất nhập khẩu

Shipper – consignee, seller-buyer là gì? Hiện có rất nhiều người nhầm lẫn và khó phân biệt được trên bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Nó nhìn đơn giản nhưng nếu không hiểu bản chất, bạn sẽ làm sai hoàn toàn nghiệp vụ.

Thông thường hợp đồng ngoại thương thể hiện 2 chủ thể: seller -buyer. Thế nhưng trên vận đơn thường show: shipper – consignee trên chứng từ. Nhiều trường bạn nhìn vào sẽ hiểu được đúng bản chất .Nhưng 80% trường hợp các bạn sẽ nhầm lẫn và hiểu sai nội dung vì nhưng bản chất giao dịch thực sự không thể hiện đúng bên mua, bên bán.

Người bán ( Seller), người mua ( Buyer) , người gửi ( shipper), người mua (consignee) là gì

Biết rằng, hoạt động mua bán xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Tùy vào nghiệp vụ và đặc thù của chứng từ mà người mua và người bán sẽ có những tên gọi khác nhau.

– Trong họp đồng mua bán. Người bán sẽ được gọi là Seller – Người bán / Export – Nhà xuất khẩu

– Khi phát hành LC thanh toán trong ngân hàng: người bán sẽ gọi là người thụ hưởng – Beneficiary/ người mua sẽ gọi là Remitter – người thanh toán hay người trả tiền.

– Trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi phát hành vận đơn Bill of Lading: Người bán sẽ là Shipper/Người mua là Consignee.

Thực tế việc qui định người mua người bán thế nào thế nào?

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người bán cũng có đầy đủ chức năng của một nhà xuất khẩu. Vì theo quy định doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu phải nằm trong điều kiện sau:

  • Có thành lập đăng ký kinh doanh
  • Trên đăng ký ký doanh có đăng ký mục hàng cần xuất khẩu và có chức năng xuất khẩu
  • Có kiến thức nghiệp vụ về xuất nhập khẩu để trực tiếp triển khai  lô hàng
  • Xin được các loại giấy phép cần thiết đề chứng minh xuất xứ, chất lượng, cấu tạo thành phần sảm phẩm ( nếu cần) .

Với trường hợp doanh nghiệp tìm được bên nhập khẩu mà không thể hoàn thiện thủ tục ngay để xuất khẩu hàng, khi đó, họ sẽ nhờ một bên thứ ba làm dịch vụ gửi hàng có thể thuê toàn bô dịch vụ xuất nhập khẩu ( ủy thác) hoặc thuê dịch vụ vân tải, cươc – trường hợp doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Rắc rối băt đầu phát sinh từ đây nếu bạn  không phân biệt được cụ thể ai là người làm thuê, ai là người mua, người bán thực sự sẽ có tinh trạng gưi nhầm hàng, gửi debitnote sai người… dẫn tới nhiều hệ lụy vô cùng.

Nhiều trường hợp bạn sẽ thấy người gửi hàng  ( shipper) chỉ là trung gian đứng ra mua hàng để bán lại cho nhà nhập khẩu.  Cũng như bên phía người mua họ muốn đơn giản hóa thủ tục và chi phí họ sẽ nhờ các công ty Forwarder  bên đầu nhập đứng ra nhận hàng.

Lúc này Shipper và Seller, Consignee và Buyer sẽ có những đặc thù và nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bên dưới.

Shipper / Seller thể hiện trên chứng từ

Seller là ai?

Họ là người bán hàng thực sự, hay nhà xuất khẩu đầu tiên, có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho người mua. Trong một số trường hợp, nếu người bán có đủ tư cách pháp lí và trực tiếp xuất hàng đi nước khác. Thì Seller cũng chính là người đứng tên thông tin Shipper trên vận đơn.

Hay nói cách khác Seller ở đây cũng chính là Shipper chịu toàn bộ trách nhiệm cho đơn hàng của mình.

Shipper là gì

Shipper: là nhà vận chuyển, đảm nhiệm việc giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận về thời gian, lịch tàu, hãng bay . Trong một số trường hợp, shipper sẽ là các công ty Forwarder do người bán là Seller ủy thác làm nhiệm vụ xuất hàng. Hoặc trường hợp nếu doanh nghiệp trực tiếp làm việc với các đơn vị vận chuyển với các doanh nghiệp lớn thì đó cũng chính là người bán thực thụ.

>>>Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Buyer / Consignee trên chứng từ là gì

Buyer:

Là người nhập khẩu, là doanh nghiệp cuối cùng nhận hàng và chịu trách nhiệm đứng tên trong hợp đồng mua bán. Người chịu trách nhiệm thanh toán cho lô hàng của mình. Trường hợp buyer tự đứng tên và chịu trách nhiệm nhập hàng với hãng vận tải. Thì khi làm Bill off lading Buyer cũng sẽ đứng tên ở khung Consignee. Lúc này, người bán cũng chính là người nhận hàng.

Consignee ?

Là người nhận hàng từ shipper hoặc người bán.Trên thực tế, nhiều buyer không có chức năng nhập khẩu, không rõ hết các nghiệp vụ trong quá trình làm hàng nhập.  Họ muốn đơn giản hóa thủ tục nên giao cho bên thứ ba đứng ra làm thủ tục. Khi đó consignee sẽ là bên thứ ba. Và khi nhận hàng xong bên thứ ba này mới giao lại cho người nhập khẩu là Buyer.

Lúc này Consignee  cũng chính là forwarder đầu nhập với trường hợp thuê dịch vụ hoặc thuê nhập ủy thác.

Như vậy  chúng ta có thể hiểu với nhau: trên hợp đồng ngoại thương ( sales contract, P0, thư thỏa thuận xuất nhập hàng, Hợp Đồng Mua hàng ) .Thì seller – Buyer là người sở hữu hàng thực thụ có trách nhiêm trả chi phí  cho việc mua bán hàng hóa.

Còn trên bộ chứng từ làm thủ tục khai báo hải quan thì tùy trường hợp để biết ai là người bàn – mua thực tế.


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không, chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách.

Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

Phone: +84 28 39956117

Email: info@hlshipping.com

FanpageFb/hlshipping.com.vn

Google review: https://g.page/hlshipping?gm

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

3 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] >>>Xem thêm: Tương quan giữa Notify party và consignee […]

[…] Xem thêm: Consignee là gì? Hiểu rõ hơn về Consignee […]

[…] Xem thêm: Consignee là gì? Hiểu rõ hơn về Consignee […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ