Tin Tức

Home >> Tin Tức >> Các Phương Thức Thanh Toán Quốc tế

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc tế

Việc lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người xuất khẩu và người nhập khẩu.Khi làm lô hàng xuất nhập khẩu cả người mua và người bán đều phải thỏa thuận và lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp. Vì vậy, khi làm xuất nhập khẩu, bạn cần hiểu rõ về các phương thức thanh toán quốc tế để vận dụng phù hợp vào quá trình làm việc.

1. Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền TT/TTR

Phương thức thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền TT/TTR (telegraphic transfer): chuyển tiền bằng điện thông qua ngân hàng là hình thức người trả tiền ủy nhiệm cho NH đầu NK trích tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho người bán trong một khoảng thời gian nhất định

Quy trình thanh toán quốc tế bằng chuyển tiền

Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình.

Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) – ngân hàng trả tiền xuất nhập khẩu. Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng

Lợi ích khi sử dụng phương thức thanh toán TT

  • Thủ tục nhanh gọn và không cần quá nhiều chứng từ gốc
  • Mức phí rất thấp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
  • Có thể chuyển ở bất kỳ địa điểm nào

Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán TT

  • Đã thanh toán mà chưa chắc seller sẽ gửi hàng, hoặc gửi hàng ko đảm bảo chất lượng
  • Không biết chính xác được rằng bao giờ seller sẽ chuyển hàng nếu mua nhóm C
  • Dù là nhóm F thì vẫn có rủi ro nhưng sẽ giảm thiểu bởi khi đơn vị vận chuyển là của người mua thì khả năng giả chứng từ là rất thấp…

Giải pháp hạn chế rủi ro

  • Nên mua theo Exw hoặc FOB hoặc FCA
  • Kéo giãn tiến độ thanh toán theo từng đợt dựa vào chứng từ
  • Không nên mua đơn hàng có trị giá quá lớn
  • Thông qua trung gian bảo lãnh
  • Chỉ mua của các đối tác tin cậy

Hồ sơ cần chuẩn bị khi dùng phương thức thanh toán chuyển tiền TT

Trước khi nhận hàng

  • Hợp đồng thể hiện thông tin người thụ hưởng
  • Giấy phép NK nếu hàng thuộc danh mục phải có giấy phép
  • Tài khoản USD (giấy đề nghị bán ngoại tệ)
  • Ủy nhiệm chi ký tươi của chủ tài khoản
  • Chứng minh thư người chuyển tiền
  • Lệnh chuyển tiền của NH (theo mẫu của NH)
  • Cam kết bổ sung giấy tờ gốc nếu có

Sau khi nhận hàng

  • Lệnh chuyển tiền (theo mẫu)
  • Hợp đồng xuất nhập khẩu lê ánh có tốt không
  • Tờ khai hải quan

Hóa đơn thương mại

  • Giấy phép NK nếu có
  • Vận đơn (bill)
  • Tài khoản USD (giấy đề nghị bán ngoại tệ)
  • Ủy nhiệm chi ký tươi của chủ tài khoản
  • Chứng minh thư người chuyển tiền

phương thức thanh toán quốc tế

2. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C – letter of credit)

Các bên tham gia

  • Người xin mở thư tín dụng (applicant): là người mua hàng (người nhập khẩu hàng hóa), hoặc là người mua ủy thác cho một nhà nhập khẩu khác.
  • Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing or Opening Bank – ngân hàng phát hành): là ngân hàng bên người mua (NH đại diện cho nhà NK), cấp tín dụng cho nhà người mua (nhà NK).
  • Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hàng (người XK) hay bất cứ chủ thể nào khác được người hưởng lợi chỉ định.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising or Notifying Bank): là ngân hàng đại diện cho người bán (nhà XK) được hưởng lợi thư tín dụng.

Trình tự  tiến hành nghiệp vụ thư tín dụng như sau:

phương thức thanh toán lc

Quy trình làm thanh toán LC

Sau khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng mua bán thì nhà NK căn cứ nội dung hợp đồng để tiến hành mở thư tín dụng

  1. Nhà NK (nhập khẩu) đề nghị NH (ngân hàng) bên NK phát hành LC cho người thụ hưởng là nhà XK
  2. NH phát hành sẽ lập LC và thông qua NH đại lý của mình ở đầu XK thông báo thư tín dụng đã được mở đồng thời gửi bản gốc LC cho NH đầu XK
  3. NH thông báo (bên nhà XK) sẽ thông báo cho nhà XK nội dung LC và kiểm tra xem đã khớp các điều kiện đã thỏa thuận như trên HĐ chưa và đề nghị xác nhận, đồng thời gửi bản gốc LC cho nhà XK
  4. Nhà XK chấp nhận LC, tiến hành giao hàng
  5. Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua NH thông báo cho NH mở LC đề nghị thanh toán.
  6. NH mở LC kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại HS cho nhà XK
  7. Ngân hàng mở LC đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ gốc cho nhà NK sau khi đã nhận xác nhận thanh toán hoặc đã thanh toán
  8. Nhà NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp nội dung LC thì có quyền từ chối thanh toán.

Nội dung chủ yếu của LC

  • Số hiệu, địa điểm và ngày mở LC
  • Tên, địa chỉ của những người có liên quan LC
  • Số tiền, thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao dịch
  • Nội dung về hàng hóa, phương thức vận chuyển, điều kiện giao nhận
  • Bộ chứng từ gốc mà nhà XK phải xuất trình
  • Cam kết của NH, những điều khoản đặc biệt và chữ ký của NH

Đặc điểm LC

  • NH và các bên liên quan tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ , không dựa trên hàng hóa hay dịch vụ.
  • LC cần ghi rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không ghi rõ thì mặc định là LC không hủy ngang.
  • Chứng từ LC chỉ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trên LC: nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong LC hay nội dung các chứng từ mâu thuẫn với nhau.
  • Thông thường NH phát hành chỉ có khoảng thời gian 7 ngày làm việc để kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của bộ chứng từ so với điều khoản trên LC.Nếu quá 7 ngày thì coi như NH phát hành LC không còn quyền thông báo sai sót.

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán LC

+ Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC

+ NH chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng

+ Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)

+ LC hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi LC đã được mở thì nghĩa là phương thức thanh toán đã được thiết lập, việc thanh toán của NH không phụ thuộc vào mối quan hệ hay tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán. NH chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và nội dung LC để tiến hành thanh toán

+ Trong trường hợp người mua không thanh toán cho NH thì NH phát hành vẫn phải thanh toán tiền hàng cho nhà XK, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ  và đúng với các điều khoản đã được quy định trong LC.

Xem thêm: Incoterms 2010 là gì? Nội dung Incoterms 2010

Các loại LC phổ biến hiện nay

LC có thể hủy ngang (Revocable LC):

là loại LC có thể chỉnh sửa nội dung hoặc hủy mà không cần thông báo cho nhà XK, nó rủi ro với nhà XK ở chỗ hàng có thể đang trên đường vận chuyển trước khi việc thanh toán được thực hiện. Như vậy, có thể thấy LC có thể hủy ngang không thực sự được sử dụng rộng rãi và thường chỉ áp dụng cho các giao dịch giữa các DN có mối quan hệ làm ăn uy tín và lâu dài, đặc biệt có quan hệ tín dụng tốt hoặc giữa công ty mẹ + con.

LC không thể hủy ngang (Re-revocable LC):

được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ mua bán Quốc tế, loại LC này sau khi đã được NH phát hành thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của LC nếu chưa có sự thỏa thuận của các bên tham gia.

LC đặc biệt (điều khoản đỏ – Red Clause LC):

loại LC cũng không được dùng quá rộng rãi bởi trên thực tế LC này là loại mà người bán sẽ được hưởng một số tiền nhất định theo tỷ lệ % của trị giá LC, như vậy NH phát hành sẽ ủy quyền cho NH chiết khấu thanh toán cho nhà XK một số tiền dựa trên chứng từ xuất trình của nhà XK.

Tuy nhiên, nhà XK vẫn có nghĩa vụ phải bồi hoàn số tiền ứng trước nếu không xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ trong thời gian yêu cầu (thông thường nhà XK sẽ trình đủ bộ HSXK trong thời hạn yêu cầu). Nhưng số tiên ứng trước phải dựa trên yêu cầu của người mở LC (nhà NK).  Dĩ nhiên là rủi ro vẫn thuộc nhà NK bởi số tiền ứng trước có thể sử dụng không đúng mục đích hoặc hàng bị lỗi không chuyển giao đúng hạn hoặc chứng từ XK không phù hợp quy định LC….

LC tuần hoàn (Revolving LC):

loại LC được sử dụng nhiều lần do tự động khôi phục lại giá trị sau khi hết hạn, đây là loại LC không hủy ngang

LC chuyển nhượng (Re-revocable Transferable LC):

là loại LC không thể hủy ngang mà người thụ hưởng đầu tiên có thể chuyển nhượng cho người thứ 2 (nhưng người thứ 2 không được phép chuyển nhượng lần nữa). Giá trị LC được chuyển nhượng có thể là một phần hoặc toàn bộ giá trị. Như vậy, người thụ hưởng đầu tiên đóng vai trò là trung gian môi giới hoặc mua bán mà không trực tiếp cung cấp hàng hóa cho nhà NK.

LC giáp lưng (Back to Back Re-revocable LC):

là loại LC khá đặc biệt nhưng ngày càng sử dụng rộng rãi khi THẾ GIỚI NGÀY CÀNG PHẲNG. Thường được sử dụng trong trường hợp nhà XK mua hàng từ các nhà cung cấp khác để XK. Khi đó, nhà XK gửi cho NH thư tín dụng mà nhà NK gửi cho mình để NH có căn cứ mở LC cho nhà cung cấp hàng hóa và được gọi là LC giáp lưng. Khi LC giáp lưng được mở thì 2 bộ LC sẽ độc lập hoàn toàn và NH mở LC giáp lưng có trách nhiệm thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa.

LC dự phòng (Standby LC) và LC xác nhận (Confirmed Re-revocable LC):

thực tế rất ít trường hợp các giao dịch mua bán quốc tế sử dụng LC dự phòng và LC xác nhận. Mục đích của 2 loại LC này là nhằm đảm bảo cam kết thanh toán từ NH hoặc nghi ngờ năng lực tài chính của NH chiết khấu

LC trả ngay (LC at sight):

là loại LC mà người bán sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp các quy định trong LC cho NH thông báo, đương nhiên lúc này người XK sẽ phát hành hối phiếu trả ngay yêu cầu thanh toán.

LC trả chậm (Deffered payment LC):

là loại LC không hủy ngang mà trong đó NH phát hành cam kết với người bán là sẽ thanh toán trong một khoảng thời gian cụ thể ghi trong LC khi đã nhận chứng từ gốc mà không cần có hối phiếu. Nếu NH mở LC chỉ định NH khác thanh toán thì NH mở phải có trách nhiệm bồi hoàn số tiền cho NH thanh toán.

Về phí mở L/C thì tùy theo mức độ mà người mở LC thực hiện ký quỹ.

Nếu ký quỹ 100% trị giá L/C: phí 0,075% trị giá L/C mở.
Nếu ký quỹ 30 – 50% trị giá L/C: phí 0,10% trị giá L/C mở.
Dưới 30% trị giá L/C: phí 0,15% trị giá L/C mở (min 5 USD và max 200 USD).
Miễn ký quĩ: phí 0,2% trị giá L/C mở (min 5 USD và max 300 USD).
Khi mở L/C trả chậm: phải có sự bảo lãnh của ngân hàng nên nhà nhập khẩu phải trả thêm 0,2% – 0,5% cho mỗi quý tùy vào từng mặt hàng nhập khẩu.

_Tổng hợp_


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh Phone: +84 28 39956117 Email: info@hlshipping.com

FanpageFb/hlshipping.com.vn

Google reviewhttps://g.page/hlshipping?gm

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc tế […]

[…] Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc tế […]

[…] Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc tế […]

[…] Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc tế […]

[…] Xem thêm: Các Phương Thức Thanh Toán Quốc tế […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ