Your cargo, we connect beliefs
Hotline:0903.309.909
Home >> Tin Tức >> Thâm hụt thương mại là gì? Ưu và nhược điểm của nó
Thâm hụt thương mại là gì? Ưu và nhược điểm của nó thế nào? Trong phạm vi bài viết này, HL Shipping sẽ chia sẻ cung các bạn.
Mục lục
Trade deficit là gì? Trong tiếng Anh thâm hụt thương mại được gọi là trade deficit. Thâm hụt thương mại là một thước đo trong thương mại quốc tế. Nó thể hiện việc một quốc gia đang nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu. Trade deficit cho thấy dòng tiền nội địa đang chảy ra thị trường nước ngoài. Hay còn được gọi là cán cân thương mại âm.
Thâm hụt thương mại = Tổng giá trị nhập khẩu – Tổng giá trị xuất khẩu
Các quốc gia ghi nhận lại hoạt động giao dịch trong sổ cái của cán cân thanh toán. Một trong những nguồn dữ liệu chính được thể hiện trong mục tài khoản vãng lai. Tại khoản này sẽ ghi nhận hàng hóa và dịch vụ được chuyển đi (xuất khẩu) hay nhận về (nhập khẩu). Tài khoản vãng lai còn thể hiện những chuyển nhượng trực tiếp. Vi dụ như viện trợ nước ngoài, tài sản thu nhập như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cũng như cán cân thương mại.
Thâm hụt thương mại xảy ra khi quốc gia đó cung ứng không đủ hàng hóa trong nước cho công dân. Tuy nhiên, vài trường hợp thâm hụt cho thấy dấu hiệu người tiêu dùng quốc gia đó đủ giàu để mua nhiều hàng hóa nước ngoài nhiều hơn.
Khi việc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Nhu cầu hàng hóa tăng và việc nhập khẩu hàng hóa từ các quá gia khác tăng lên. Trade deficit không nhất thiết là điều xấu bởi vì bản thân nó thường sẽ tự điều chỉnh qua thời gian.
Việc tăng cường nhập khẩu hàng hóa nước ngoài sẽ giúp giảm giá hàng tiêu dùng trong nước vì tăng số lượng đối thủ cạnh tranh. Giá cả thấp cũng giúp giảm thiểu lạm phát của nền kinh tế trong nước. Nhập khẩu tăng còn làm đa dạng hóa mặt hàng và dịch vụ cho công dân của nước đó.
Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn thương mại là gì
Một quốc gia đang phát triển mạnh có thể nhập khẩu nhiều do sự mở rộng của nó. Và công dân nước đó cũng tiêu thụ nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước. Kết quả là việc thâm hụt thương mại cũng có thể là dấu hiệu nhận biết một quốc gia đang phát triển.
Trong dài hạn, thâm hụt thương mại có thể dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Chưa kể sự canh tranh của các doanh nghiệp trong nước yếu đi. Khi nhập khẩu hàng hóa nhiều từ công ty nước ngoài giá hàng hóa giảm. Cuộc đối đầu về chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh lại.
Các công ty sản xuất sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Nó khiến cho số lượng việc làm bị mất đi, thu nhập của công nhân viên cũng giảm do sự cạnh tranh đến từ những hàng hóa nhập khẩu. Giảm thiểu việc làm khiến cho hàng hóa được sản xuất ra ít hơn và dẫn đến việc thâm hụt thương mại ngày càng lớn.
Thâm hụt thương mại của Mỹ đang ngày càng tăng trong vài thập kỉ vừa qua và điều này làm cho các nhà kinh tế học lo lắng. Một lượng lớn USD đang được nắm giữ ở nước ngoài và chúng có thể bị bán bất kì lúc nào. Nếu cầu bán USD tăng vọt thì sẽ khiến cho giá trị đồng USD bị giảm và làm yếu sức mua đối với những hàng hóa nhập khẩu.
Khi một quốc gia liên tục trải qua thâm hụt thương mại, những hậu quả tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và ổn định kinh tế. Nếu có nhu cầu về hàng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, việc làm trong nước có thể bị mất đi. Về mặt lý thuyết, điều này là hợp lý. Nhưng vài trường hợp qua dữ liệu thì vẫn có tỉ lệ thất nghiệp thấp khi thâm hụt thương mại. Và tỷ lệ thất nghiệp cao có thể xảy ra ở những nước có thặng dư.
Nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ của nó. Các công ty Mỹ bán hàng hóa ở nước ngoài phải chuyển đổi các loại ngoại tệ đó thành USD. Việc này để trả cho công nhân và nhà cung cấp của họ, điều làm lên giá đồng nội tệ. Khi nhu cầu xuất khẩu giảm so với nhập khẩu, giá trị của tiền tệ sẽ giảm.
Trong thực tế, trong một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, thâm hụt thương mại về mặt lý thuyết nên được điều chỉnh tự động thông qua các điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Nói cách khác, thâm hụt thương mại là dấu hiệu cho thấy đồng tiền của một quốc gia được mong muốn trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang ở vị trí đặc biệt là nền kinh tế lớn nhất thế giới và USD là đồng tiền dự trữ thế giới. Kết quả là, nhu cầu về đô la Mỹ vẫn khá mạnh mặc dù thâm hụt liên tục. Các nước thặng dư như Trung Quốc không sử dụng chế độ tiền tệ thả nổi. Mà đúng hơn là giữ tỷ giá hối đoái cố định so với đồng đô la, được hưởng lợi bằng cách giữ đồng tiền của họ cao.
Tương tự, THTM liên tục thường có thể có tác động bất lợi đến lãi suất ở quốc gia đó. Áp lực giảm giá đối với đồng tiền của một quốc gia sẽ làm giảm giá trị của nó. Nó khiến cho giá hàng hóa bằng đồng tiền đó đắt hơn. Điều này dẫn đến lạm phát.
Để chống lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ can thiệp bằng công cụ tài chính gồm tăng lãi suất và giảm cung tiền. Cả lạm phát và lãi suất cao đều có thể gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế. quá tốt.
Theo định nghĩa, cán cân thanh toán phải luôn luôn bằng không. Kết quả nó phải được bù đắp bằng thặng dư trong tài khoản vốn và tài khoản tài chính của quốc gia. Điều này có nghĩa là các nước thâm hụt trải qua một mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn.
Đối với một quốc gia nhỏ, điều này có thể gây bất lợi. Vì một phần lớn tài sản và tài nguyên của đất nước được sở hữu bởi những người nước ngoài. Những người có thể kiểm soát và ảnh hưởng đến cách sử dụng tài sản và tài nguyên đó.
Theo người đoạt giải Nobel Milton Friedman:
Thâm hụt thương mại không bao giờ có hại trong thời gian dài bởi vì tiền tệ sẽ luôn quay trở lại đất nước dưới hình thức này hay cách khác. Chẳng hạn như thông qua đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Tổng hợp
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
[…] Xem thêm: Thâm hụt thương mại là gì? Ưu và nhược điểm của nó […]