Tin Tức

Home >> Tin Tức >> House Bill Là Gì?Master Bill Là Gì?

House Bill Là Gì?Master Bill Là Gì?

Mình có lướt lòng vòng trên mạng, thấy nhiều giải thích house bill (HBL) là gì và cũng thấy nhiều tranh cãi về house bill, như vậy hiểu house bill như thế nào cho đúng. Tất nhiên ai cũng biết house bill là vận đơn do forwarder cấp cho người gởi hàng (shipper). Nhưng tại sao phải sử dụng HBL trong vận chuyển hàng hoá?

House Bill Là Gì? HBL là gì

Là một vận đơn (có thể là vận đơn gốc hoặc vận đơn telex) của người làm dịch vụ vận chuyển (Forwarder – không có tàu) cấp cho người gởi hàng (shipper).

Khi người ta nói đến House Bill có nghĩa là bill đó là bill do forwarder cấp cho shipper. Do đó trong House Bill hoàn toàn có bill gốc (original bill), Surrendered bill và sea waybill.
Sau đây là 1 mẫu bill gốc (Original) của forwarder cấp cho shipper => Được gọi là House Bill

Trong house bill vẫn có bill gốc và surrender bill. Nhưng bill gốc này được in do forwarder, trên bill gốc chỉ có logo công ty forwarder hoàn toàn không có logo hãng tàu. Như vậy forwarder vẫn có quyền phát hành bill gốc nhé. Tương tự như làm master bill, forwarder vẫn làm được surrender bill thông qua telex release. Và surrender bill này do forwarder “in” ra.

Tại Sao Sử Dụng House Bill

Thường việc sử dụng house bill là yêu cầu của shipper vì một số lý do như sau:

  • Shipper tin tưởng người làm dịch vụ vận chuyển và họ muốn giấu tên của mình cũng như tên khách hàng (consignee) trên vận đơn và một số thủ tục khác.
  • Khi vận chuyển mà consignee yêu cầu shipper ghi một số thông tin trên bill để đúng bộ chứng từ mà hãng tàu không thể chấp nhận điều đó.

Ví dụ lí do nên sử dụng:

Consignee nhập hàng ở Bình Dương bắt buộc shipper phải ghi giao hàng ở Bình Dương. Nhưng thực tế Bình Dương không có cảng. Lúc này người vận chuyển (forwarder) sẽ thuê tàu vận chuyển đến Cát Lái sau đó chở hàng về Bình Dương bằng trucking. Trên House Bill ghi Port of Discharge: Cát Lái; và Place of Delivery : Bình Dương. Trên HBL sẽ thể hiện CY – Door: Bình Dương, MBL chỉ thể hiện CY – CY: Cát Lái. Như vậy chứng từ hợp lệ.

Trong trường hợp tàu bị delay nhưng L/C bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển. Hãng tàu không chấp nhận ký lùi bill hoặc ký lùi tối đa chỉ được 1 ngày. Trong khi phải lùi đến 3 ngày và hãng tàu bắt buộc ký LOI. Thì làm House Bill bạn hoàn toàn lùi được ngày. Và có thể thêm một số thông tin khác như: hãng tàu không chấp nhận Clean On Board chỉ chấp nhận Laden on board date. Thì dùng house bill bạn hoàn toàn thể hiện Clean On Board để L/C được chấp nhận.

Ưu Nhược Điểm của House Bill

Ưu điểm

Vì trong house bill, bill gốc là do forwarder phát hành nên việc chỉnh sửa bill gốc rất dễ dàng, nhanh chóng. Có thể sửa theo bất cứ yêu cầu nào của shiper.

Nhược điểm

  • Vì bill gốc là do forwarder “in” ra và cấp cho shiper. Nếu có rủi ro xảy ra shiper đem bill gốc này lên hãng tàu thì hoàn toàn không có tính pháp lý để shiper “kiện” hãng tàu. Mình cho rằng các bạn nên dùng Master bill là an toàn nhất.
  • Sử dụng House bill tốn phí Handling (phí làm hàng) tại cảng đến.

Master Bill (MBL) là gì

Master bill là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.

Có 2 cách để bạn đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu là:

Liên hệ trực tiếp hãng tàu, hoặc liên hệ qua đại lý (Forwarder) là bên trung gian để booking cho bạn.

  • Khi bạn liên hệ trực tiếp hãng tàu: Việc liên hệ trực tiếp hãng tàu bạn sẽ đóng mọi chi phí cho hãng tàu như cước tàu, phí Local Charge…
  • Khi bạn liên hệ qua đại lý : Bạn trả mọi chi phí cho họ. Nhưng bạn không muốn lấy vậy đơn House Bill từ Forwarder mà muốn lấy vận đơn từ hãng tàu (Master Bill). Thì lúc này bạn (Shipper) vẫn được đứng tên trên Bill do hãng tàu cấp và mọi chi phí bạn trả cho Forwarder, sau đó Forwarder sẽ trả lại hãng tàu sau khi có một phần lợi nhuận từ việc liên hệ đặt booking cho bạn.

Ví dụ đây là Bill Gốc (Original) của hãng tàu KMTC, Bill này do hãng tàu KMTC phát hành cho shipper là người xuất khẩu tại Trung Quốc, trên Bill có logo hãng tàu.

master bill

Vì lý do bạn có thể book tàu từ hãng tàu và công ty forwarder cũng có quyền book tàu từ hãng tàu. Do đó trên Master Bill xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee

– Shipper: Là người thực tế xuất khẩu (real shipper), hoặc là bên trung gian (Forwarder).

– Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee), hoặc là đại lý của forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).

Việc xảy ra 2 trường hợp này nên phát sinh ra loại House Bill. Khi Shipper là Forwarder và Consignee là Forwarding Agent.

So sánh Master Bill (MBL) và House Bill

Giống nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)

Có sự giống nhau về hình thức và tác dụng. Như đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…

Khác nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)

  • House Bill dễ dàng chỉnh sửa hơn so với Master Bill. Bởi làm House Bill thì bill gốc do forwarding cung cấp cho shipper. Nguyên do là vận đơn này forwarding làm theo mẫu của mình nên chỉnh sửa tương đối dễ dàng. Nó được xử lý giống như chuyện nội bộ giữa forwarding và khách hàng.
  • Về mức độ rủi ro đối với người chủ hàng (Shipper thật) thì làm House bill rủi ro nhiều hơn làm Master Bill. Khi rủi ro xảy ra, Master Bill có thể lấy bill gốc đến kiện hãng tàu. Còn làm HBL khi xảy ra rủi ro, bạn chỉ có thể cầm bill gốc này đến forwarding kiện, các công ty forwarder nhỏ sẽ dễ dàng thoát trách nhiệm.
Khác nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)

Khác nhau giữa Master bill (MBL) và House Bill (HBL)

Master Bill thì tác động trong mối quan hệ người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt chỗ. House Bill thì chỉ điều chỉnh mối quan hệ của người chủ hàng (real shipper) và người trung gian (forwarder).

  • Khi phát hành Master bill sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… còn House Bill thì không.
  • Điểm lưu ý: trên Master Bill thì có hình logo hãng tàu. Trên House Bill có in logo của công ty forwarder.
  • Master bill chỉ có 1 dấu và 1 chữ ký. House Bill thì có thể có 2 dấu, 2 chữ ký (chữ ký và dấu của người gom hàng và của người vận chuyển).
  • Trên Master Bill (MBL) ghi cảng đến (Port). Trên House Bill thì ghi nơi nhận hàng.

Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách.

Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

Phone: +84 28 39956117

Email: info@hlshipping.com

FanpageFb/hlshipping.com.vn

Google reviewhttps://g.page/hlshipping?gm

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] phí bill fee, nếu làm telex release thì đóng thêm khoản phí telex. Nếu bạn làm master bill thì bill gốc hãng tàu phát hành. Nếu làm house bill thì bill gốc do forwarder phát […]

[…] Master bill: Vận đơn của hãng tàu cấp cho shipper hoặc cấp cho Forwarder. […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ