News

Home >> News >> Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam chi tiết từ A-Z 

Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam chi tiết từ A-Z 

Hàng thủ công mỹ nghệ mang tính thẩm mỹ cao và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc cho từng vùng miền, từng địa phương. Nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường thế giới nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu và thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây rất bổ ích cho bạn. Cùng nhau tìm hiểu chi tiết ngay!

Tổng quan thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

Theo báo cáo năm 2019, thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 9,5%/năm đã mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế.

Tổng quan thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
Tổng quan thị trường xuất khẩu sản phẩmmỹ nghệ ở Việt Nam

Thủ công mỹ nghệ ở nước ta đã được xuất khẩu đến rất nhiều nơi trên thị trường quốc tế với nhiều mặt hàng khác nhau như: tranh thêu, tranh sơn mài; các sản phẩm từ mây, tre, đan, coi; hàng gốm sứ.

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Việc Nhập Khẩu Đồ Gỗ Nội Thất

Trong những năm gần đây, thị trường Mỹ có mức tiêu thụ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cao nhất. Tiếp đó là những quốc gia quen thuộc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Thái Lan.

Quy định về chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ  

Theo quy định, hàng thủ công mỹ nghệ không phải là hàng thuộc Danh mục cấm xuất khẩu nước ngoài. Khi xuất khẩu không cần phải làm theo chính sách đặc biệt nào. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xuất khẩu tương tự các hàng hóa thông thường.

Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ cập nhật 2022

Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Các chứng từ đính kèm khi khai báo hải quan khi xuất hàng thủ công mỹ nghệ:

  • Tờ khai hàng xuất khẩu theo mẫu đã được quy định
  • Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu thì doanh nghiệp cần có, nhưng nếu đã xuất khẩu nhiều lần thì không cần)
  • Chứng nhận mã số thuế (chỉ nộp với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu hàng hóa)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu)
  • Phytosanitary certificate (Chứng nhận kiểm dịch)
  • Certificate of Origin (C/O nếu có)

Mã HS của mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Trong lĩnh vực xuất khẩu, đầu tiên phải xác định mã số HS của mặt hàng. Dưới đây là chi tiết mã HS của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ phổ biến

Mã HS của mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Mã HS của mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Mây tre đan và sản phẩm từ cói:

  • 460211: Từ tre
  • 460212: Từ song mây
  • 460219: Loại khác

Gốm sứ:

  • 69141000: Bằng sứ
  • 69149000: Loại khác

Dệt thủ công, thêu ren:

  • 5805: Thảm trang trí thủ công, thêu tay
  • 5808: Các dải bện dạng chiếc, dải, mảnh trang trí dạng chiếc, không thêu, loại trừ dệt kim hoặc móc; tua, ngù và các loại tương tự
  • 58090000: Vải dệt thoi từ sợi kim loại và trộn kim loại, sử dụng để trang trí
  • 5810: Hàng thêu dang chiếc, dạng dải, hoặc dạng theo mẫu hoa văn 

Điêu khắc gỗ:

  • 44201000: Tượng nhỏ và các đồ trang trí bằng gỗ
  • 44209010: Các đồ nội thất bằng gỗ
  • 44209090: Loại khác

Điêu khắc đá:

  • 97020000: Nguyên bản các bản khắc, bản in và bản in :lytô 
  • 97030010: Nguyên bản các bản khắc bằng kim loại 
  • 97030020: Nguyên bản các bản khắc bằng đá
  • 97030030: Nguyên bản các bản khắc bằng plastic
  • 97030040: Nguyên bản các bản khắc bằng gỗ
  • 97030050: Nguyên bản các bản khắc bằng đất sét
  • 97030090: Nguyên bản các bản khắc bằng vật liệu khác

Tranh nghệ thuật, sơn mài:

  • 97011000: Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu
  • 97019000: Loại khác

Thuế xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Muốn xuất khẩu hàng công mỹ nghệ cần phải nộp thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Chi tiết về thuế như sau:

  • Thuế VAT hàng thủ công mỹ nghệ là 0%
  • Thuế suất thuế xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay là 10%

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

Quá trình xuất khẩu thủ công mỹ nghệ gồm các bước sau:

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
  • Chuẩn bị hàng hóa: đủ số lượng xuất khẩu, bao gói hàng xuất khẩu, kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
  • Kiểm tra hàng xuất khẩu: ở cơ sở và ở cửa khẩu
  • Thuê phương tiện vận tải: đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa
  • Làm thủ tục hải quan
  • Giao hàng với phương tiện vận tải
  • Thanh toán
  • Khiếu nại và giải quyết

Hướng dẫn kiểm dịch thực hàng thủ công mỹ nghệ

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch (theo mẫu)
  • Packing list
  • Giấy ủy quyền của chủ cửa hàng nếu bạn là đại lý làm dùm
  • Mẫu của lô hàng kiểm dịch

Hun trùng: Gọi và cung cấp số container cho bên cung cấp dịch vụ hun trùng. 

Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng thủ công mỹ nghệ không cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường.

Xem thêm: Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói-Không phát sinh ngoài báo giá

Quá trình xuất khẩu có thể đính kèm các chứng từ sau:

  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu)
  • Phytosanitary (Giấy kiểm định thực vật)
  • Fumigation Certificate (Chứng nhận hun trùng)
  • Certificate of Origin (Chứng chỉ xuất xứ – nếu có)

Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

dịch vụ hải quan trọn gói

Shipping mark (Nhãn dán hàng hóa): Để đảm bảo quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan thuận lợi nhất, các thông tin mà shipping mark nên có để dán vào kiện hàng như sau: 

  • Tên hàng bằng Tiếng Anh
  • Tên đơn vị sản xuất/xuất khẩu
  • Tên đơn vị nhập khẩu
  • MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)
  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện
  • Thêm các thông tin như số hợp đồng/invoice trên shipping mark
  • Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có)

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Khi xuất khẩu, đa phần là do người mua hàng sẽ yêu cầu làm giấy chứng nhận xuất xứ Made In Vietnam cho hàng xuất khẩu, còn Chính phủ thì không. Ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, khách hàng có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo mẫu trong hiệp định thương mại tự do để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.


Về Chúng Tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 votes
Article Rating
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT