News

Home >> News >> SCM là gì? Ý nghĩa của nó trong quản lý chuỗi

SCM là gì? Ý nghĩa của nó trong quản lý chuỗi

SCM là gì? Đây là một câu hỏi mà những ai quan tâm đến quản trị doanh nghiệp tìm kiếm. Đặc biệt trong việc quản lý hoạt động sản xuất hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Vậy nó là gì? Và SCM có tầm quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp?

SCM là gì?

Là viết tắt của từ Supply Chain Management được viết tắt SCM, hệ thống quản trị chuỗi cung cấp là hệ thống cho phép quản trị tại các nhà máy và trong cả hệ thống các điểm cung của một công ty cho khách hàng.

Vai trò của SCM trong quản lý chuỗi

Quản trị chuỗi cung ứng

Đây là hoạt động liên quan đến việc quản lý tất cả nguồn cung ứng, thu mua, vận chuyển và đầu ra sản phẩm. Hơn nữa, đối với mỗi doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Điều này tạo dựng được mối quan hệ tốt đệp với nhà cung cấp, nhà dịch vụ và khách hàng.

quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là bao gồm tất cả các hoạt động thông suốt của các bên liên quan, mà người chủ chốt duy trì chuỗi cung ứng là doanh nghiệp.

Xem thêm: Hiểu thế nào về câu hỏi chuỗi cung ứng là gì?

Ứng dụng của SCM

SCM ứng dụng theo dỗi sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Nó quản lý các yêu cầu kho vận và các cách sản phẩm đến được tay khách hàng cuối.

Các chức năng của SCM gồm: tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý các biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành. Ngoài ra SCM có thể còn bao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp. 

Lợi ích khi sử dụng SCM

  • Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp giữa các nhà cung cấp với nhau.
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa.
  • Giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp. 
  • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu.
  • Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. 
  • Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty. 
  • Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau. 
  • Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại tác động đến khách hàng. 

Rủi ro khi sử dụng SCM

– Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối.

– Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh.

– Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi.

4 yếu tố của một chuỗi cung ứng toàn diện

  • Sản xuất
  • Tồn kho
  • Địa điểm
  • Vận chuyển

Phân biệt giữa SCM và LOGISTIC

Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp hoặc nhà quản trị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Mọi người đều cho rằng SCM và Logistic có thể thay thế, bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên thuật ngữ Logistics là 1 phần của Supply Chain Management. Logistics là các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức nhất định còn Supply Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau.

Xem thêm: 08 lời khuyên thiết yếu về logistics dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ

Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho. SCM còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng.

SCM bao hàm tất cả các hoạt động, quy trình Logistics giữa các bộ phận và giữa các công ty với nhau. Quản lý Logistics là 1 bộ phận của quản lý chuỗi cung ứng (SCM), bao gồm các hoạt động giúp quản lý dòng chảy của hàng hoá 1 cách hiệu quả.

Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng với doanh nghiệp

Thị trường cạnh tranh ngày càng cao, cùng theo đó là giá trên thị trường nguyên vật liệu ngày càng siết chặt. Thế nên, chuỗi cung ứng vai trò rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty.

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. Nhìn chung, tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Chi phí cho chuỗi cung ứng scm giảm từ 25-50%
  • Lượng hàng tồn kho giảm từ 25-60%
  • Độ chính xác trong việc dứ báo sản xuất tăng từ 25-80%
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30-50%
  • Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%

4 bước để xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đòi hỏi phải phát triển một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả. Chiến lược chuỗi cung ứng của bạn nên tập trung vào việc chuyển giao và di chuyển hàng tồn kho hiệu quả. Đó là cách hiệu quả duy nhất để cân bằng giữa những khó khăn thường khó dự báo về nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp.

Chiến lược của bạn nên phù hợp với tình hình kinh doanh, yêu cầu của khách hàng trong thực tế. Dưới đây là 4 bước quan trọng cần thiết để phát triển một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả:

1. Nhìn nhận SCM một cách toàn diện:

Quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi nhiều hơn là thông tin bán hàng và hàng tồn kho. Công nghệ về dự báo đã trở nên đáng tin cậy và chi tiết hơn nhiều.

Chiến lược chuỗi cung ứng nên liên quan đến việc tích hợp luồng thông tin hai chiều. Điều đó nó có thể đáp ứng các tín hiệu nhu cầu này một cách kịp thời.

2. Theo kịp xu hướng SCM của ngành:

Mỗi ngành có một bộ điều khiển nhu cầu, tiêu chuẩn ngành và giao thức quản lý chuỗi cung ứng riêng. Những thay đổi này phát triển theo thời gian. Luôn cập nhật thông tin xu hướng phát triển SCM. Điều này sẽ giúp bạn có một chiến lược quản lý hiệu quả hơn.

Luôn cập nhật xu hướng SCM

 3. Hiểu USP về SCM của công ty bạn:

Định vị cạnh tranh của bạn trong chuỗi cung ứng là gì? Các yêu cầu tối thiểu sẽ làm cho bạn trở thành một lựa chọn tốt cho khách hàng? Những yếu tố nào có thể phân biệt bạn với các đối thủ trong chuỗi cung ứng?

Chiến lược của bạn nên tập trung vào sự khác biệt đó và giá trị gia tăng mà bạn có thể cung cấp thông qua chuỗi cung ứng của mình.

Xem thêm: Chi tiết nội dung Incoterms 2020

4. Kết hợp quản lý rủi ro với quản lý chuỗi cung ứng:

Xác định các rủi ro để thực hiện tối ưu tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các liên kết yếu nhất hoặc kém an toàn nhất trong chuỗi cung ứng của bạn là gì? Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu những rủi ro? Hãy đưa ra các kế hoạch hành động!

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng

Sau đó xác định các nhà cung cấp thay thế hoặc tài nguyên vận chuyển. Và chỉ định các thành viên trong nhóm cho các hành động phản ứng cụ thể khi có sự cố trong chuỗi cung ứng.

Cuối cùng, thực hiện chiến lược của bạn theo cách có thể liên tục theo dõi hiệu suất. Đồng thời theo dõi điều chỉnh phù hợp để cho phép cải thiện.

Quá trình phát triển chiến lược chuỗi cung ứng đòi hỏi phải theo dõi và thích ứng liên tục. Thị trường luôn biến động và thay đổi. Khách hàng và nhà cung cấp của bạn cũng vậy. Bằng cách cải tiến liên tục, chiến lược của bạn nhanh chóng thích ứng và đáp ứng thay đổi.

Tổng kết

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết “SCM là gì? Ý nghĩa của nó trong quản lý chuỗi cung ứng”. Nếu bạn thấy hay và hữu ích đừng tiếc một like và share cho bạn bè của mình nhé!


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh Phone: +84 28 39956117 Email: info@hlshipping.com

FanpageFb/hlshipping.com.vn

Google reviewhttps://g.page/hlshipping?gm

3 1 vote
Article Rating
3 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng […]

[…] Xem thêm: SCM là gì? Ý nghĩa của nó trong quản lý chuỗi […]

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT