Tin Tức

Home >> Tin Tức >> EVFTA: Cơ hội phát triển logistics, đẩy mạnh xuất khẩu sang EU

EVFTA: Cơ hội phát triển logistics, đẩy mạnh xuất khẩu sang EU

Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển logistics vừa mới diễn ra. Đó là EVFTA. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký ngày 30/6/2019 và đang trong quá trình phê chuẩn nội bộ để chính thức có hiệu lực.EVFTA: Cơ hội phát triển logistics, đẩy mạnh xuất khẩu sang EU

Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là gì?

Mới đây, ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU đã kí kết một hiệp định mang tên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (tên tiếng anh viết tắt là EVFTA). EVFTA là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.

EVFTA: Cơ hội phát triển logistics, đẩy mạnh xuất khẩu sang EU

Dịch vụ logistics như vận tải, hỗ trợ vận tải… là những dịch vụ có các cam kết đáng chú ý, theo hướng mở cửa mạnh hơn so với hiệp định thương mại từ WTO. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16 – 20%, dự kiến EVFTA sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và có tác động đáng kể đến triển vọng thị trường và ngành logistics Việt Nam.

Nhận định EVFTA qua góc nhìn Vụ trưởng thị trường châu Âu-Châu Mỹ.

Ông Tạ Hoàng Linh – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Quan hệ thương mại Việt Nam EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả từ năm 2000 đến năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 13,6 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 55,8 tỷ USD năm 2018, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 15 lần, từ 2,8 tỷ USD lên 42 tỷ USD, nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ 1,3 tỷ USD lên hơn 13 tỷ USD.

Đặc biệt, Việt Nam và EU đã chính thức ký kết EVFTA, đánh dấu một mốc mới trên chặng đường gần 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và EU, là một thông điệp tích cực thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh nền kinh tế chính trị thế giới đang có những diễn biến phức tạp và khó đoán định.

Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100 % biểu thuế, các cơ hội cho xuất khẩu đang ngày càng gia tăng cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như: dệt may, da giày, nông sản, đồ gỗ… đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận được nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao của EU.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU sẽ tăng mạnh trong thời gian tới sẽ tác động tích cực đến triển vọng của ngành Logistics Việt Nam.

Việc tự do hóa ngành này cũng sẽ giúp mời gọi các NĐT của EU cùng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ logistic vận tải hàng hải và các loại vận tải khác nhau cho thị trường Việt Nam, bao gồm: các DN hàng hải, dịch vụ xử lý hàng hóa container, dịch vụ lưu trữ kho bãi.

Các DN Việt Nam cũng sẽ có cơ hội hợp tác học hỏi và gọi vốn từ các công ty đa quốc gia có các đội tàu lớn, hiện đại, chiếm thị phần lớn trên thị trường logistics đến từ các nước châu Âu. Các chuyên gia kinh tế cho biết, mối quan hệ thương mại được tăng cường trong khuôn khổ EVFTA có thể làm tăng nhu cầu vận chuyển không chỉ EU và Việt Nam mà còn với cả EU và Đông Nam Á sau EVFTA.

Bên cạnh những cơ hội và tiềm năng, DN Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới do EVFTA đem lại. Trong lộ trình miễn thuế các mặt hàng thực phẩm dược phẩm, thiết bị máy móc từ EU xuất khẩu sang Việt Nam, các DN châu Âu sẽ đòi hỏi một hệ thống logistics và vận chuyển đảm bảo các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát quốc tế để mọi hàng hóa được đảm bảo chất lượng khi tới người tiêu dùng Việt Nam.

Tương tự đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, các mặt hàng truyền thống hay các mặt hàng mới cần có sự đảm bảo tốt hơn về chất lượng bảo quản, vận chuyển, đặc biệt là nhóm hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và những mặt hàng dễ bị thay đổi chất lượng do điều kiện môi trường.

Đối với các mặt hàng có lộ trình dỡ bỏ thuế sau 5 đến 10 năm thì sự gia tăng nhu cầu vận chuyển có thể muộn hơn nhưng không có nghĩa là không cần sự chuẩn bị phương tiện, thiết bị, về quy trình, quy chuẩn để vận chuyển mặt hàng này chu đáo, chất lượng theo các cam kết trong EVFTA.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các DN logistics của Việt Nam và EU sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. DN Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức không nhỏ trước DN EU rất mạnh về logistics, trước các công ty đa quốc gia với các đội tàu lớn, hiện đại chiếm thị phần lớn trên thị trường thế giới… Vì vậy, đây sẽ vừa là các đối thủ cạnh tranh nhưng cũng vừa là cơ hội để chúng ta có thể hợp tác phát triển.

Để có thể đáp ứng được yêu cầu logistics theo tiêu chuẩn châu Âu, đồng thời nắm lấy cơ hội phát triển, sớm trở thành trung tâm logistics của khu vực, ngay sau EVFTA các DN logistics nói riêng, vận hành logistics nói chung Việt Nam rất cần được đầu tư bài bản, nâng cao năng lực cạnh tranh trên nhiều khía cạnh, đột phá về công nghệ, nguồn lực, nâng cao kỹ năng quản lý quy trình cũng như sự hỗ trợ về chính sách từ phía Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành.

Theo Thời báo Ngân Hàng

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] >>>Có thể bạn quan tâm: EVFTA: Cơ hội phát triển logistics, đẩy mạnh xuất khẩu sang EU […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ