Blog

Home >> Tin Tức >> Blog >> Tìm hiểu tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất

Tìm hiểu tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cập nhật về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất 2023, bao gồm các yếu tố về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc và kiểm dịch. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giới thiệu về những cơ hội và thách thức của gạo Việt Nam trên hai thị trường này, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực. Hãy cùng theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quan về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi nhé!

Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo Việt sang Châu Phi, Châu Âu hiện nay

Đầu tiên, bạn hãy cùng HL Shipping điểm qua các thông tin đáng chú ý tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Âu, Châu Phi. Sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi mới nhất.

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi hiện nay

Tổng quan thị trường xuất khẩu gạo Châu Phi

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi hiện nay là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực thị trường này, gạo Việt Nam cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức.

 thị trường xuất khẩu gạo Châu Phi

Nhu cầu nhập khẩu gạo của châu Phi

  • Châu Phi là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo cao. Đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản xuất lúa không đủ, nhất là những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh . Trung bình mỗi năm, lục địa này nhập khẩu từ 12-13 triệu tấn gạo các loại.
  • Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 35 trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Xuất khẩu gạo với kim ngạch gần 630 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Côte d’Ivore, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập.
  • Năm 2020, nạn châu chấu bùng phát tại Đông Phi, đại dịch COVID-19. Kèm theo tình trạng tăng trưởng dân số cao và giá gạo quốc tế cạnh tranh. Đều là nguyên nhân khiến các chính phủ và người dân tăng cường tích trữ lương thực và thực phẩm, trong đó có gạo . Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn. Trong đó Senegal phải nhập khẩu 1,25 triệu tấn (tăng 13,6%), Mali nhập khẩu 350.000 tấn (tăng 16,6%).
  • Đến năm 2021, dự báo, nhập khẩu gạo của khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa. Đáng chú ý trong sáu tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo sang Senegal đã đạt 41.149 tấn. Giúp Việt Nam thu về 14,58 triệu USD, tăng cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm: 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay

Cơ hội cung cấp thực phẩm cơ bản cho người dân Senegal

Gạo là thức ăn cơ bản của người dân Senegal. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 800.000 – 900.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm.

Tháng Tư vừa qua, Chính phủ Senegal đã triển khai chiến dịch phân phát lương thực cứu trợ tới những người dân gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Khoảng 1 triệu hộ gia đình trên cả nước được cứu trợ, trong đó mỗi hộ gia đình được nhận một khẩu phần gồm dầu ăn, đường, xà phòng, mỳ và gạo.

Khó khăn và thách thức

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Châu Phi chính là khâu thanh toán. Một trở ngại nữa là Doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Do đó, để tránh rủi ro, các DN Việt Nam thường xuất khẩu qua các Công ty trung gian Quốc tế. Điều này khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam bị đội lên, làm giảm tính cạnh tranh. Và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.

Cơ hội và giải pháp

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng Việt Nam có thể khai thác được nhiều cơ hội xuất khẩu gạo sang châu Phi. Đặc biệt là các nước có nhu cầu cao như Senegal, Côte d’Ivore, Ghana, Mozambique…

Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được những thay đổi về chính sách thương mại, quy định nhập khẩu, khâu thanh toán và các rủi ro về chất lượng, giá cả, vận chuyển, cạnh tranh… của thị trường này.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường quảng bá thương hiệu, chất lượng và uy tín của gạo Việt Nam tại châu Phi để tạo được lòng tin và sự ưu tiên của người tiêu dùng.

Nhận định về thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu

Tiềm năng và cơ hội

  • Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu gạo lớn nhất cho thị trường châu Âu. Với lượng gạo xuất khẩu đạt 66,26 nghìn tấn, trị giá 42,8 triệu USD trong năm 2020. Mức tăng trưởng bình quân 24,1%/năm giai đoạn 2015 – 2020. Điều này cho thấy gạo Việt Nam đang dần đáp ứng điều kiện, nhu cầu của thị trường EU.
  • Thị trường châu Âu là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao. Đặc biệt như gạo thơm, gạo chất lượng cao, gạo đặc sản . Đây là những loại gạo có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác.
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) đã mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho gạo Việt. Nhờ những ưu đãi về thuế quan, giá xuất khẩu và trị giá thu về của gạo Việt sang châu Âu đã tăng lên đáng kể . Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 94.510 tấn gạo sang thị trường EU, tăng 48% so với năm 2021. Và vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết từ Hiệp định EVFTA.
thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu

Thách thức và cạnh tranh

  • Xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nó chỉ (1%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Khối lượng nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam cũng còn thấp. (So với các nước ASEAN khác như Thái Lan, Myanmar và Campuchia). Lý giải cho tình trạng này là do thuế suất mà EU áp dụng lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao. Điều này khiến giá bán bị đẩy lên, giảm khả năng cạnh tranh với các Nhà cung ứng lớn.
  • Việc áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ thị trường EU cũng khiến các DN Việt gặp nhiều khó khăn. Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP của Việt Nam chưa cao. Ngoài ra các lô hàng cũng chưa được đồng nhất, mẫu mã chưa đẹp.

Xem thêm: Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất

Khuyến nghị

Vì vậy, để duy trì và nâng cao vị thế của gạo Việt trên thị trường này, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng, an toàn và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng châu Âu về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và xã hội.

Lợi thế Gạo Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA

Trước EVFTA, gạo Việt Nam bị EU áp thuế cao, từ 45% đến 100%, khó cạnh tranh. Sau EVFTA, EU giảm thuế suất về 0% cho 80.000 tấn gạo/năm của Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho gạo Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, EVFTA cũng thu hút đầu tư từ EU vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao. Nó mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của họ.

Tiêu chuẩn XK gạo Việt sang Châu Âu, Châu Phi

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Âu, Châu Phi. Tiếp theo, bạn hãy cùng HL Shipping tìm hiểu các tiêu chuẩn xuất khẩu sang 2 châu lục này nhé!

Tiêu chuẩn về chất lượng

Các loại gạo nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường chung. Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo nhập khẩu theo luật pháp Châu Âu phải đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra. Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo, cụ thể:

  • Có chất lượng cao, không mùi;
  • Chứa độ ẩm tối đa 13%;
  • Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).
Tiêu chuẩn XK gạo Việt sang Châu Âu, Châu Phi

An toàn vệ sinh thực phẩm

Đảm bảo tuân thủ quy định EU về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  • Quy định EC số 178/2002: Luật thực phẩm chung Châu Âu bao gồm các quy trình liên quan đến truy xuất nguồn gốc, các quy định liên quan đến vệ sinh và chất gây ô nhiễm trong thực phẩm;
  • Quy định EC số 852/2004: Cập nhật năm 2021 về vệ sinh thực phẩm không có nguồn gốc động vật của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu;
  • Tuân thủ các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Năm 2017, EU đã thay đổi giới hạn dư lượng Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU giảm từ 1 mg/kg xuống 0,01 mg/kg:

  • Quy định EC số 396/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm;
  • Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất được phép sử dụng và phạm vi sử dụng;
  • Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 về gia tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp trong việc quản lý hàng hóa NK từ nước thứ ba.

Kiểm soát chất gây ô nhiễm

Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người. EU đặt ra giới hạn một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ:

  • Quy định EC số 1881/2006, cập nhật năm 2022 quy định về nồng độ tối đa các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép xuất khẩu vào thị trường EU.
  • Quy định EC số 315/93 cập nhật năm 2009 đặt ra các thủ tục cộng đồng về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.

Xem thêm: Nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới lo giá gạo xuất khẩu tăng?

Ghi nhãn thực phẩm

Được quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban Châu Âu. Nó quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm. Sản phẩm phải có đầy đủ thông tin bắt buộc:

  • Về tên sản phẩm
  • thành phần,
  • khối lượng ròng,
  • ngày hết hạn,
  • điều kiện bảo quản,
  • xuất xứ,
  • hướng dẫn sử dụng,
  • đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng

Quy định về truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm của DN

Được quy định EC số 178/2002 thiết lập các nguyên tắc chung về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Dựa trên thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng xác định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Quy định về kiểm soát thực phẩm biến đổi gen (GMO)

Eu quy đinh sản phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp không bán thực phẩm biến đổi gen:

  • Quy định EC số 1829/2003 xác định rằng không được đưa ra thị trường các sản phẩm chứa GMO nếu không được ủy quyền và tuân thủ các quy định về gắn nhãn.
  • Quy định EU số 503/2013 cung cấp chương trình nộp đơn phê duyệt có hiệu lực trên toàn EU để các doanh nghiệp có thể đưa vào thị trường các sản phẩm biến đổi gen.

Quy định kiểm dịch thực vật

EU đặt ra các quy định liên quan đến kiểm dịch thực vật. Điều này nhằm đảm bảo các cây trồng không bị nhiễm sâu bệnh hay các sinh vật khác gây hại. Các quy định về kiểm dịch thực vật được áp dụng tại thời điểm lô hàng nhập khẩu vào EU.

  • Quy định số 2005/15/EC đối với vật liệu đóng gói và vật liệu lót bằng gỗ;
  • Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật của EU số 2016/2031: tất cả các sản phẩm thực vật sống bắt buộc phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật;
  • Quy định EU số 2019/2072 chi tiết về thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại sâu bệnh.

Tạm kết

HL Shipping vừa chia sẻ đến các bạn về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi. Hy vọng với bài chia sẻ này, bạn sẽ nắm được các tiêu chuẩn cần thiết để chuẩn bị cho thương vụ kinh doanh của mình. Nếu cần đối tác vận chuyển trọn gói đừng quên gọi ngay cho HL Shipping nhé!


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Tìm hiểu tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ