Your cargo, we connect beliefs
Hotline:0903.309.909
Home >> Tin Tức >> Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Hiểu rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí. Đặc biệt, trong quá trình nhập khẩu có những vấn đề mà bạn sẽ cần lưu ý. Trong bài viết này, HLshipping sẽ chia sẻ để các bạn cùng tìm hiểu:
Mục lục
Trong nhập khẩu hàng bằng đường biển, nghiệp vụ xin giấy phép nhập khẩu cũng được thực hiên tương tự như trường hợp xuất khẩu. Thế nhưng, khi nhập khẩu hàng hóa thì các giấy phép nhập khẩu sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Ngày nay, các quốc gia đều phát triển nền kinh tế của mình theo hướng xuất khẩu. Việc quản lý này vô hình dung tạo nên những rào cản thương mại cả về mặt kinh tế và về mặt kỹ thuật.
Về kinh tế đó là hàng rào về thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Kỹ thuật là những đòi hỏi đảm bảo về mặt kỹ thuật hàng hóa khi nhập khẩu.
>>>Xem thêm: exw là gì
Có 5 phương thức xác nhận thanh toán giữa bên nhập và bên xuất hàng.
Bên nhập hàng phải thực hiện việc xác nhận trả tiền ngay sau khi ký hợp đồng hay xin giấy phép nhập khẩu. Bên mua kiểm tra việc thanh toán trước sau đó mới thực hiện hợp đồng. Với mà phương thức thanh toán này, rủi ro đem đến đối với nhà nhập khẩu có thể là một phần hay toàn phần.
Một số điều cần chú ý đối với bên nhập hàng khi thanh toan bằng tiền mặt hay séc:
Sau đây là nghiệp vụ xác nhận thanh toán theo phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay séc được thực hiện:
1. Yêu cầu xuất trình các giấy tờ nhân thân ( hộ chiếu, giấy giới thiệu).
2. Xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng gốc hay các giấy tờ liên quan đến hàng hóa lưu kho có sẵn.
3. Lập phiếu chi, trình ký.
4. Chuyển thủ quỹ chi tiền.
Bên nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ:
Phương thức này có mức phí thấp nhưng rủi ro cao => Cần phải xem xét kỹ việc chấp nhận thanh toán trước như tiền đặt cọc, tiền hàng.
Phương thức này có lợi cho nhà nhập khẩu. phương thức này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh và kết quả kinh doanh tốt.
Lưu ý:
Khi thanh toán bằng phương thức nhờ thu đòi hỏi nhà nhập khẩu phải thanh toán ngay mới được nhận chứng từ gốc nên việc trả chậm chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ khi nhà xuất khẩu gửi hàng đến khi chứng từ gốc về đến ngân hàng.
Phương thức thanh toán này thông dụng nhất vì đảm bảo quyền lợi cho các bên xuất khẩu và nhập khẩu. Với phương thức này, nhà nhập khẩu cần thực hiện các nghiệp vụ sau:
>>>Xem thêm: CIF là gì trong xuất nhập khẩu?
Nghiệp vụ này thực chất là nhắc việc và yêu cầu báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng của bên xuất khẩu. Những công việc này nên thực hiện đều đặn theo định kỳ hợp lý sẽ tạo ấn tượng về sự quan tâm và có trách nhiệm của đối tác. Nên tránh việc là trong khi theo dõi tiến độ nhưng cố thúc giục với tần suất cao tại những thời điểm xảy ra những phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trước khi booking, bạn đã hoàn tất thỏa thuận và ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu về các điều khoản, điều kiện… để nhập hàng. Cũng như lựa chọn dịch vụ vận tải (FWD) đáp ứng các yêu cầu của công ty bạn.
Thường các hãng tàu hay hết chỗ. Đặc biệt khi rơi vào mùa cao điểm, lượng hàng xuất đi rất nhiều, tình trạng thiếu container rỗng và chỗ rất hay xảy ra. Điểm khác biệt so với hàng xuất, trường hợp bạn booking (giành quyền thuê tàu) thì bạn chỉ việc cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấy booking. Bên đó sẽ tiến hành liên hệ với đối tác của bạn thông qua mạng lưới chi nhánh, đại lý của họ để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch được xác định trước đó.
Thông tin lô hàng sẽ được đơn vị cập nhật suốt thời gian vận chuyển về công ty của bạn.
Trong trường hợp bên nhập mua bảo hiểm thì viêc lựa chọn loại hình bảo hiểm cho hàng hóa không nhất thiết phải quy định chặt chẽ. Việc bên nhập khẩu và bên xuất khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa là khác nhau. Người hưởng quyền đòi bồi thường sẽ do bên nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Các nghiệp vụ mua bảo hiểm do bên nhập khẩu thực hiện cũng tương tự như trường hợp do bên xuất khẩu thực hiện.
Hai phương thức thanh toán chủ yếu là nhờ thu kèm chứng từ và thư tín dụng buôc phải thực hiện nghiệp vụ này. Sau khi gửi hàng, bên xuất khẩu thường gửi chứng từ cho ngân hàng đề ngân hàng khống chế chứng từ.
Thậm chí, khi bên xuất khẩu gửi cho bên nhập khẩu 01 bộ chứng từ gốc nhưng trên vận đơn ghi rõ “làm theo lệnh” của ngân hàng phát hành thư tín dụng thì bên nhập khẩu cũng vẫn phải xin ngân hàng ký hậu vận đơn mới nhận được hàng. Nghiệp vụ ký hậu vận đơn được thực hiện như sau:
Việc thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi phải nhanh chóng và kịp tiến độ, vì nhập khẩu hàng bằng đường biển thì hàng có thể đã về đến cảng dỡ hàng. Nếu kéo dài thời gian nhận hàng vì lý do chưa ký hậu vận đơn sẽ làm tăng nhiều chi phí có liên quan.
Vì vậy, các nghiệp vụ nào cần thực hiện trước để có thể nhận được hàng luôn sẽ được nhà nhập khẩu quan tâm và chuẩn bị sớm.
Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu cũng tương tự như khai báo hàng xuất khẩu nhưng thực hiện trên mẫu tờ khai hàng nhập khẩu. Do việc quản lý nhập khẩu hàng bằng đường biển bao giờ cũng chặt chẽ hơn nên việc kê khai phải đảm bảo chính xác.
Phải đặc biệt chú ý đến mã số hàng hóa và áp mức thuế phải nộp. Việc áp sai mã hàng dễ dẫn đến việc hải quan phạt hành chính và quy vào việc gian lận thuế.
Khi thực hiện nghiệp vụ thông quan hàng nhập, nhà nhập khẩu có thể làm công văn xin giải phóng hàng sớm và xin nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai báo hải quan.
Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, hải quan có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu giải trình về giá trị hay số lượng hàng hóa sau khi đã thông quan. Đây là sự khác biệt với thủ tục thông quan hàng xuất khẩu nên đòi hỏi nhà nhập khẩu phải lưu ý khi thực hiện.
Nghiệp vụ thông quan hàng nhập khẩu cũng phức tạp hơn nghiệp vụ thông quan hàng xuất khẩu về việc áp mã số hàng hóa và thuế suất nhập khẩu, vì thông thường hàng hóa xuất khẩu có mức thuế 0% trong khi đó thuế suất hàng nhập khẩu rất nhiều mức và đa dạng theo xuất xứ. Nghiệp vụ tra cứu mã số hàng hóa và mức thuế suất hàng nhập khẩu đòi hỏi các công ty nhập khẩu phải thực hiện kỹ các bước sau:
Khi nhận hàng bằng đường biển, các doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức gửi hàng của bên xuất khẩu để thực hiện nghiệp vụ tương ứng. Hàng xuất khẩu gửi theo hình thức hàng lưu kho, hàng nguyên công hay hàng lẻ… sẽ quyết định cách nhận hàng của bên nhập khẩu. Việc nhận hàng nhập khẩu trong từng trường hợp cụ thể sẽ có những nghiệp vụ riêng được thực hiện như sau:
+ Cung cấp bản lược khai hàng ( cargo manifest), sơ đồ xếp hàng cho các bộ phận bốc xếp liên quan bố trí phương tiện phù hợp.
+ Tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu cùng đại diện hãng tàu và cảng biển. Nếu phát sinh tình trạng bất ổn phải lập biên bản. Thậm chí mời cơ quan giám định khi cần thiết.
+ Tổ chức dỡ hàng và vận chuyển về kho bãi, theo dõi và kiểm đếm, phân loại hàng để lập bản kiểm kê “tally sheet”. Chuyển hàng hóa vào kho theo phiếu vận chuyển ghi đầy đủ chủng loại hàng, số lượng, số vận đơn, tình trạng hàng hóa… Sau mỗi ca sẽ thực hiện việc đối chiếu và ký xác nhận.
+ Lập bản kết toán nhận hàng với hãng tàu (ROROC) trên cơ sở bản bản kiểm kê do cảng và hãng tàu ký xác nhận số lượng thực giao. Nếu có hàng hỏng hóc, đổ vỡ phải lâp giấy chứng nhận hàng hỏng (COR), nếu thiếu hàng phải lập biên bản hàng thiếu (CSC).
+ Cầm giấy báo nhận hàng và các chứng từ nhận hàng, đặc biệt là phải có vận đơn gốc để nhận lệnh giao hàng ( D/O- Delivery order).Thông thường các hãng tàu và đại lý sẽ thu vận đơn và lập 3 bản lệnh giao hàng.
+ Thanh toán phí lưu kho, xếp dỡ và lấy biên nhận.
+ Gửi văn phòng quản lý tầu ở cảng các lệnh giao hàng để ký xác nhận và xác định vị trí hàng tại cảng. Văn phòng sẽ gửi 01 bản lệnh giao hàng gốc.
+ Gửi 01 lệnh giao hàng đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Thông thường sẽ nhận hai bản phiếu xuất kho để nhận hàng.
+ Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan cùng thủ tục nhận hàng, doanh nghiệp sẽ thuê vận chuyển nội địa về kho của nhà nhập khẩu.
Nghiệp vụ nhận hàng được diễn ra nhanh gọn đồng thời với nghiệp vụ thông quan hàng hóa. Vì vậy, nhà nhập khẩu phải nhanh chóng hoàn tất các thủ tục giấy tờ hải quan trước khi lấy hàng ra khỏi cảng.
Nếu chủ hàng ở xa các cảng hay địa điểm nhận hàng thì cố gắng thu xếp làm thủ tục và nhận hàng sớm trong giờ làm việc. Các chi phí và dịch vụ ngoài giờ thường rất cao và gặp khó khăn trong giao nhận và kiểm đếm.
Nghiệp vụ kiểm tra hàng nhập khẩu được thực hiện đồng thời với nghiệp vụ nhận hàng. Đặc biệt là khi có quy định về việc kiểm định hàng tại cảng đến.
Nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng nhập khẩu bao gồm các bước sau:
(1): Liên hệ và mời cơ quan giám định.
(2): Tổ chức kiểm tra hàng hóa theo yêu cầu, kiểm tra đại diện hay kiểm tra toàn bộ…
(3): Lập biên bản và ký xác nhận biên bản kiểm định.
(4): Thanh toán cước phí và lấy giấy chứng nhận kiểm định.
Nhà nhập khẩu có thể tự làm nghiệp vụ kiểm tra hàng nhập khẩu nếu có khả năng.
Khi nhận hàng hóa và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đạt yêu cầu chất lượng theo hợp đồng thì coi như nhà nhập khẩu kết thúc việc tổ chức nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, khi có hững phát sinh về việc thiếu hàng, hàng bị hỏng, hay hàng hóa cẩn thay thế trong thời gian bảo hành thì việc khiếu nại sẽ diễn ra khi phát hiện ra sự việc. Nghiệp vụ khiếu nại sẽ thực hiện như sau:
(1): Xác minh và kiểm tra những phát sinh về hàng hóa.
(2): Lập thư khiếu nại và củng cố các chứng cứ.
(3): Gửi thư khiếu nại và chứng cứ cho nhà cung cấp, thương thảo các giải pháp xử lý và khắc phục.
(4): Ký xác nhận các thỏa ước, phụ lục hợp đồng và giám sát các giải pháp xử lý sự cố của nhà cung cấp.
(5): Thanh quyết toán các chi phí phát sinh và thanh lý hợp đồng.
Các chứng cứ chứng minh những phát sinh thiếu hụt, hỏng hóc hàng hóa… chính là các biên bản đã được lập trong khi tiến hành các nghiệp vụ nhận và kiểm tra hàng hóa được trình bày trên đây kèm theo các ảnh, băng video về những sai sót của hàng hóa đó.
Tất cả bộ chứng từ cần được lưu trữ, bảo quản cẩn thận. (Để đối chiếu sau này có phát sinh, khiếu nại. Phục vụ kiểm tra của các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, hải quan…)
Lô hàng hoàn thành thủ tục hải quan khi đã qua khoảng thời gian kiểm tra sau thông quan. Không phải cứ lấy hàng về tới kho, đã xuất xong thì tờ khai đã thông quan!
Hiện tại, chính sách Nhà nước đang đơn giản hóa ở giai đoạn thông quan hàng hóa. Nhằm giảm bớt chi phí, thời gian lưu kho bãi cho DN tại cửa khẩu. Mặt khác là giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng. Việc kiểm tra sau khi thông quan để kiểm tra lại xem doanh nghiệp có tuân thủ; thực hiện thủ tục hải quan của bạn.
Trên đây là những bước cơ bản cho một quy trình nhập khẩu hàng bằng đường biển, và tùy từng điều kiện giao hàng do bên bán và bên mua thỏa thuận mà mức chi phí vận chuyển, trách nhiệm đối với hàng hóa là khác nhau.
Nếu bạn vẫn còn nhiều câu hỏi về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, hãy để các chuyên gia tại XNK HLshipping giúp bạn.
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không, chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách.
Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
Phone: +84 28 39956117
Email: info@hlshipping.com
Fanpage: Fb/hlshipping.com.vn
[…] Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển […]
[…] >>>Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển […]
[…] >>>Có thể bạn quan tâm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển […]
[…] >>>Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển […]
[…] >>>Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển […]
[…] Có thể bạn quan tâm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển […]