Your cargo, we connect beliefs
Hotline:0903.309.909
Home >> Tin Tức >> Blog >> Tìm hiểu tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cập nhật về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất 2023, bao gồm các yếu tố về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc và kiểm dịch. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giới thiệu về những cơ hội và thách thức của gạo Việt Nam trên hai thị trường này, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực. Hãy cùng theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quan về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi nhé!
Mục lục
Đầu tiên, bạn hãy cùng HL Shipping điểm qua các thông tin đáng chú ý tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Âu, Châu Phi. Sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Phi mới nhất.
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Phi hiện nay là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực thị trường này, gạo Việt Nam cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức.
Gạo là thức ăn cơ bản của người dân Senegal. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 800.000 – 900.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm.
Tháng Tư vừa qua, Chính phủ Senegal đã triển khai chiến dịch phân phát lương thực cứu trợ tới những người dân gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Khoảng 1 triệu hộ gia đình trên cả nước được cứu trợ, trong đó mỗi hộ gia đình được nhận một khẩu phần gồm dầu ăn, đường, xà phòng, mỳ và gạo.
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Châu Phi chính là khâu thanh toán. Một trở ngại nữa là Doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Do đó, để tránh rủi ro, các DN Việt Nam thường xuất khẩu qua các Công ty trung gian Quốc tế. Điều này khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam bị đội lên, làm giảm tính cạnh tranh. Và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.
Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng Việt Nam có thể khai thác được nhiều cơ hội xuất khẩu gạo sang châu Phi. Đặc biệt là các nước có nhu cầu cao như Senegal, Côte d’Ivore, Ghana, Mozambique…
Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được những thay đổi về chính sách thương mại, quy định nhập khẩu, khâu thanh toán và các rủi ro về chất lượng, giá cả, vận chuyển, cạnh tranh… của thị trường này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường quảng bá thương hiệu, chất lượng và uy tín của gạo Việt Nam tại châu Phi để tạo được lòng tin và sự ưu tiên của người tiêu dùng.
Xem thêm: Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất
Vì vậy, để duy trì và nâng cao vị thế của gạo Việt trên thị trường này, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng, an toàn và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng châu Âu về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và xã hội.
Trước EVFTA, gạo Việt Nam bị EU áp thuế cao, từ 45% đến 100%, khó cạnh tranh. Sau EVFTA, EU giảm thuế suất về 0% cho 80.000 tấn gạo/năm của Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho gạo Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, EVFTA cũng thu hút đầu tư từ EU vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao. Nó mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của họ.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Âu, Châu Phi. Tiếp theo, bạn hãy cùng HL Shipping tìm hiểu các tiêu chuẩn xuất khẩu sang 2 châu lục này nhé!
Các loại gạo nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường chung. Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo nhập khẩu theo luật pháp Châu Âu phải đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra. Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo, cụ thể:
Đảm bảo tuân thủ quy định EU về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
Năm 2017, EU đã thay đổi giới hạn dư lượng Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU giảm từ 1 mg/kg xuống 0,01 mg/kg:
Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người. EU đặt ra giới hạn một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ:
Xem thêm: Nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới lo giá gạo xuất khẩu tăng?
Được quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban Châu Âu. Nó quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm. Sản phẩm phải có đầy đủ thông tin bắt buộc:
Được quy định EC số 178/2002 thiết lập các nguyên tắc chung về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Dựa trên thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng xác định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
Eu quy đinh sản phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp không bán thực phẩm biến đổi gen:
EU đặt ra các quy định liên quan đến kiểm dịch thực vật. Điều này nhằm đảm bảo các cây trồng không bị nhiễm sâu bệnh hay các sinh vật khác gây hại. Các quy định về kiểm dịch thực vật được áp dụng tại thời điểm lô hàng nhập khẩu vào EU.
HL Shipping vừa chia sẻ đến các bạn về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi. Hy vọng với bài chia sẻ này, bạn sẽ nắm được các tiêu chuẩn cần thiết để chuẩn bị cho thương vụ kinh doanh của mình. Nếu cần đối tác vận chuyển trọn gói đừng quên gọi ngay cho HL Shipping nhé!
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
[…] Xem thêm: Tìm hiểu tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu, Châu Phi mới nhất […]