Tin Tức

Home >> Tin Tức >> Thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm

Thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm

Hiện nay, không những các công ty lo lắng về thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm. Nó còn là nỗi lo lắng khi nhiều cơ quan báo chí đề cập nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm giả, chất tạo màu, mùi hương, điều vị… không nằm trong danh mục cho phép. Các sản phẩm giả này luôn tiềm tàng những rủi ro khôn lường gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Bởi được làm giả từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng. Những chất cấm không nằm trong doanh mục quản lý và tại những điều kiện sản xuất lén lút không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm

Để khắc phục, từ 1/7/ 2016 nhà nước đã thắt chặt chế tài xử phạt liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả. Đặc biệt là phụ gia thực phẩm. Đồng thời tăng cường quản lý siết chặt hơn nữa trong việc nhập khẩu, lưu thông loại thực phẩm này.  Nhằm kiểm soát chất lượng, bảo vệ sức khỏe mọi người. Cũng như giúp những nhà kinh doanh chân chính bảo vệ được thượng hiệu của mình.

>>Có thể bạn quan tâm:

Điều kiện nhập khẩu phụ gia thực phẩm

Căn cứ:

  • Khoản 1 Điều 38, điểm b khoản 1 Điều 40 Luật An toàn thực phẩm số  55/2010/QH12
  •  Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Lưu ý:

  • Phụ gia thực phẩm nhập khẩu bắt buộc phải thuộc Danh mục phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định được phép sử dụng trong thực phẩm. Xem tại đây
  • Ngoại lệ : đối với hương liệu thực phẩm không thuộc danh mục cho phép, vẫn được phép nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.

Thủ tục công bố hợp quy phụ gia thực phẩm trước khi nhập khẩu

Căn cứ:

  •  Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế (đối với thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế).

Hồ sơ thủ tục theo quy định bắt buộc phải có:

  1. Bản công bố hợp quy.
  2. Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
  3. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng. Gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  4. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối
  5. Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất).
  6. Mẫu nhãn sản phẩm
  7. Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
  8. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
  9. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).

Lưu ý

Đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc và sản phẩm không nằm trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (Thông tư 27/2012/TT-BYT) bắt buộc phải bổ sung thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) tại nước xuất xứ theo quy định của Bộ Y Tế.

Nộp hồ sơ:

  • Doanh nghiệp gửi hồ sơ về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho đương sự.
  • Cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì sau 07 ngày làm việc có công văn yêu cầu cá nhân,doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Hồ sơ bổ sung có dấu của văn thư ghi ngày nhận hồ sơ bổ sung.
  • Tổ chức thẩm xét sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lập phiếu thẩm xét theo qui định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Trả kết quả cho cơ sở và lưu hồ sơ.

Đúc kết chung về thủ tục nhập khẩu

Với chính sách mới, cắt giảm hoàn toàn mức thuế quan nhập khẩu (sự kiện Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN 31/12/2015 vừa qua). Điều đó, nó đã tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu với mức thuế suất gần như 0%. Bên cạnh đó, Nhà nước ngày càng tăng cường công tác quản lý, quy định chặt chẽ về thủ tục nhập khẩu cũng như thủ tục lưu hành sản phẩm tại Việt Nam. Nó góp phần kiểm soát chất lượng và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Vì thế, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về thủ tục nhập khẩu. Các thủ tục lưu hành sản phẩm hợp pháp tại Việt Nam. Đặc biệt là các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Nó sẽ tạo điều kiện giúp cho công việc nhập khẩu của doanh nghiệp thật suôn sẻ và thuận lợi.

Nếu bạn chưa rõ về các thủ tục pháp lý hải quan, bạn có thể liên hệ sự hỗ trợ từ HLshipping

dịch vụ hải quan

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm […]

[…] Thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm […]

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ