News

Home >> News >> Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất

Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất

Tình hình xuất khẩu gạo năm 2020 tại Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới. Sản phẩm đã vượt mặt Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan. Nếu bạn đang có nhu cầu về xuất khẩu gạo thì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn về quy trình, hồ sơ, thủ tục xuất khẩu gạo hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Nhu cầu xuất khẩu gạo hiện nay 

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 6,25 triệu tấn gạo, giá 499 USD/tấn, giảm 1,9% về lượng, tăng 11,2% về kim ngạch và 13,3% về giá so với năm 2019.

Nhu cầu xuất khẩu gạo hiện nay 
Nhu cầu xuất khẩu gạo hiện nay 

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Tăng rất mạnh 70% về lượng, tăng 92,7% về kim ngạch và 13,3% về giá so với năm trước. Điều này đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam với 810.838 tấn. Nó tương đương 463,03 triệu USD, giá 571 USD/tấn, chiếm trên 13% trong tổng lượng và chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu gạo sang Châu Phi: 

Nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn. Trong đó Senegal phải nhập khẩu 1,250 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal đã đạt 41.149 tấn. Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 14,58 triệu USD, tăng 28,5 lần về lượng và 19,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng về sản lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo sang Úc: 

Năm 2020, Úc trong tình trạng thiếu hụt một lượng lớn nguồn cung cấp gạo nội địa. Do đó, nhu cầu xuất khẩu gạo Việt Nam sang Úc cũng liên tục tăng lên để đáp ứng lượng tiêu 300.000 tấn gạo mỗi năm. 

Căn cứ pháp lý để đủ thực hiện thủ tục xuất khẩu gạo

Căn cứ pháp lý để đủ thực hiện thủ tục xuất khẩu gạo
Căn cứ pháp lý để đủ thực hiện thủ tục xuất khẩu gạo
  • Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Giá do Văn phòng Quốc hội ban hành.
  • Luật hải quan 2014
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  • Nghị quyết 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Để xuất khẩu gạo cần điều kiện kinh doanh như thế nào?

Để được kinh doanh xuất khẩu gạo, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có ít nhất 1 kho và 1 cơ sở chuyên dùng chứa, xay, xát, chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh tế có thể thuộc sở hữu của thương nhân. Hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.  
  • Thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo không được cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai.
  • Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận hay thực hiện dự trữ lưu thông và báo cáo.
  • Thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu.

Xem thêm: Nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới lo giá gạo xuất khẩu tăng?

Mã HS của mặt hàng gạo

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng:

Mã HS của mặt hàng gạo
Mã HS của mặt hàng gạo
  • 100610: Thóc
  • 100620: Gạo lứt
  • 100630: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ

Việc xác định mã HS chi tiết của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo của hàng hóa thực tế xuất khẩu.

Quy định về thuế khi xuất khẩu mặt gạo

Theo quy định, thuế VAT và thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gạo là 0%

Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Mặt hàng gạo không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Chính sách xuất khẩu đối với mặt hàng Gạo

Đối với hàng xuất khẩu, các kiện hàng nên được dán shipping mark khi làm thủ tục hải quan. Điều này để đảm bảo việc vận chuyển thuận lợi.

Khi xuất khẩu, người mua hàng sẽ yêu cầu làm giấy chứng nhận xuất xứ Made In Vietnam. Ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Khách hàng có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo mẫu trong hiệp định thương mại tự do. Người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu thanh long

Quản lý nhà nước mặt hàng Gạo

– Theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của bộ Công Thương.

– Khi xuất khẩu gạo, doanh nghiệp cần đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo bao gồm những hồ sơ sau:

+ Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.

+ Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho. Địa chỉ cụ thể và lượng thóc, gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực khi đăng ký hợp đồng lần đầu.

+ Thương nhân nộp thêm văn bản đề nghị ưu tiên. Và báo cáo tổng hợp việc mua thóc, gạo trực tiếp thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản ký với người sản xuất kèm theo các chứng từ liên quan để chứng minh để được ưu tiên theo quy định của Chính phủ.

Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo bao gồm các bước sau:

Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo
Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Làm hồ sơ hải quan gồm:

  • Tờ khai hải quan: 02 bản chính 
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu. Hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp
  • Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
  • Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp
  • Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp
  • Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.

Thời hạn nộp hồ sơ hải quan: 

Trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, chậm nhất là 4 giờ. Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh, chậm nhất là 2 giờ.
  • Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
  • Thời hạn nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
  • Trường hợp khai hải quan giấy, người khai phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
  • Trường hợp khai hải quan điện tử: khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa. Người khai nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan. Trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin của quốc gia.

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: 

30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan

Kiểm hóa hàng hóa:

  • Trước khi giao nhận, nhân viên giao hàng phải cầm 1 bản DO đến độ cảng để nhân viên điều độ cắt seal và bốc xếp. Nhân viên giao nhận liên lạc với hải quan kiểm tra đến vị trí container còn nguyên gốc, đúng số container, số seal. Và liên hệ với công nhân cắt seal để cắt seal, mở container trước sự giám sát của cán bộ Hải Quan kiểm tra.
  • Kiểm tra viên sẽ tiến hành kiểm tra theo tỉ lệ % như đã được phân kiểm. Cán bộ hải quan kiểm hóa có thể yêu cầu kiểm tra ở bất kì phần nào của lô hàng trong container.
  • Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu không xác định được chính xác tên, mã số, phẩm chất của hàng hóa thì chi cục hải quan cùng chủ hàng lấy mẫu/catalogue gửi đến trung tâm phân tích và yêu cầu giữ nguyên trạng hàng hóa. Thống nhất lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành thực hiện giám định, kết luận của cơ quan, tổ chức này có giá trị để các bên thực hiện.

Một số câu hỏi thường gặp về Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Câu hỏi: Thời gian làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo bao lâu?

Trả lời: Tùy theo thời gian kiểm tra hàng cũng như từng trường hợp cụ thể mà thời gian làm thủ tục có thể nhanh hoặc chậm.

câu hỏi thường gặp về Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo
Câu hỏi thường gặp về Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Câu hỏi: Những đơn vị hải quan nào có thẩm quyền thông quan gạo?

Trả lời: Thông thường, gạo xuất khẩu thường được đăng ký và thực hiện thủ tục tại chi cục hải quan trên địa bàn mà công ty xuất khẩu có văn phòng, trụ sở, chi nhánh. Hoặc ở địa điểm tập kết hàng, kho hàng, bãi chứa hàng. Cơ quan này có thẩm quyền kiểm tra, tiến hành thủ tục và đưa ra quyết định cho phép thông quan gạo xuất khẩu.

Tạm kết

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về quy trình, thủ tục hải quan xuất khẩu gạo. Nếu gặp khó khăn hay thắc mắc gì xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp một cách nhanh nhất.


Về Chúng Tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 votes
Article Rating
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

3 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] Xem thêm: Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất […]

[…] Xem thêm: Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất […]

[…] Xem thêm: Chi tiết thủ tục xuất khẩu gạo mới nhất […]

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT