News

Home >> News >> Ký hậu vận đơn là gì

Ký hậu vận đơn là gì

Ký hậu vận đơn là gì? Bạn đang muốn tìm kiếm để giải đáp câu hỏi của chính mình? Nó được biết là một nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực ngoại thương. Và thường gặp ký hậu vận đơn đường biển. Để hiểu thêm về ký hậu vận đơn mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ký hậu vận đơn là gì?

Ký hậu vận đơn được hiểu là việc chủ hàng ký vào phía sau vận đơn gốc. Đây là nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu đối với lô hàng liên quan. 

Ký hậu vận đơn tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh là Bill of Lading Endorsement.

Thường thì vận đơn đương biển mới áp dụng hình thức Ký hậu vận đơn 

Ký hậu vận đơn áp đụng cho vận tại đường biển. Với đường hàng không thì do Airway Bill không có chức năng chứng từ sở hữu nên không có nghiệp vụ này. Về việc này có thể hiểu đơn giản như sau:

Do tuyến vận tải đường biển thường diễn ra trong thời gian dài, có thời gian xác nhận chứng từ giữa các bên. Chưa kể, chủ tàu có thể hỗ trợ chủ hàng giữ hàng tại cảng nhập. Trong khi vận chuyển hàng không có thời gian ngắn, và cước trả trước nên hàng không sẽ không giữ hàng tại cảng nhập.

Giải thích về nghiệp vụ ký hậu vận đơn

Thực chất, nghiệp vụ ký hậu này đi song hành với loại vận đơn theo lệnh. Đây là loại vận đơn mà hàng hoá ghi trên đó sẽ được giao theo lệnh của Người nhận hàng (Consignee) bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.

Cụ thể hơn, hãng vận chuyển nhận lô hàng để chuyển đến cảng đích. Trên vận đơn gốc, ô Consignee sẽ ghi dòng: “To order of” + tên Consignee. Nghĩa là Consignee này có quyềnnhận hàng hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác.

Khi muốn chuyển quyền sở hữu, Consignee nêu trên sẽ ký đóng dấu vào mặt sau vận đơn, gọi là ký hậu vận đơn. Có một số cách phổ biến như sau:

1. Ký hậu đích danh: 

Ghi dòng chữ “Delivery to” + Tên người nhận hàng mới. Ví dụ: “Delivery to ABC Trading Company”. Khi đó chỉ công ty ABC này mới có quyền nhận hàng, và chỉ được nhận hàng chứ không được chuyển quyền lại cho bên nào khác.

2. Ký hậu theo lệnh: 

“To order of” + tên của chủ sở hữu mới. Ví dụ: “To order of XYZ Company”. Công ty XYZ này có thể nhận hàng hoặc chuyển quyền cho bên khác, cũng bằng nghiệp vụ ký hậu.

3. Ký hậu cho chính mình: 

Tự ký tên đóng dấu, không ghi gì cả, hoặc (ít thấy) có thể ghi “Deliver to myself”. Khi đó có thể hiểu là Consignee tự giao hàng cho mình.

Ngoài ra, có loại ký hậu để trống (to order blank endorsed), tương ứng với loại vận đơn ký hậu để trống, cho phép bất kỳ người nào nắm giữ vận đơn đều có quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn. Loại này không thông dụng, nên tôi không đề cập chi tiết ở đây.

Ký hậu vận đơn vận tải biển
Ký hậu vận đơn vận tải biển

Các loại Ký hậu vận đơn thông dụng

A. Xét theo người đứng ra ký hậu

1/Ký hậu bởi shipper

Đây là loại ký hậu phổ biến nhất sử dụng trong thương mại quốc tế.

Khi phát hành vận đơn theo lệnh, trong ô Consignee sẽ ghi: To order of + tên shipper”

Ký hậu bởi shipper thường được dùng trong các trường hợp thanh toán bằng T/T khi không có sự khống chế chứng từ của hai bên ngân hàng. cho nên, shipper sẽ cần để tăng mức độ khống chế hàng của mình.

Hãy xem xét ví dụ trên đẽ có cái nhìn rõ hơn nhé.

2/Ký hậu bởi Ngân Hàng

Loại B/L này dùng trong trường hợp thanh toán bằng L/C.

Khi phát hành vận đơn theo lệnh, trong ô Consignee sẽ ghi: To order of + tên ngân hàng”

Về phần người mua
  • Khi thanh toán bằng L/C, Ngân hàng mở L/C chính là người sở hữu lô hàng thực sự và khống chế khả năng lấy hàng của người mua
  • Để lấy được lô hàng, người mua phải thanh toán đủ tiền hàng cho Ngân hàng (trong trường hợp người nhập khẩu chưa ký quỹ đủ 100%).
  • Sau khi được thanh toán, ngân hàng sẽ ký hậu lên mặt sau của vận đơn và giao cho người mua
  • Người mua mua cầm vận đơn và tới hãng tàu nhận hàng bình thường
Về phần người bán

Người bán chỉ cần thực hiện đúng yêu cầu của Ngân hàng mở L/C mà không cần quan tâm ô Consignee ghi những gì.

Xem thêm: Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển (LCL)

Khi thực hiện đầy đủ những yêu cầu trên, người bán sẽ được ngân hàng thanh toán tất cả tiền hàng mà không cần quan tâm việc người mua lấy hàng ra sao

Do đó, việc thỏa thuận ký hậu thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng mở L/C và người mua, không liên quan gì đến người bán (ký hậu đích danh, vô danh, theo lệnh hay có truy đòi, miễn truy đòi)

Thanh toán bằng L/C mà trên ô consignee vẫn ghi tên người mua hoặc người bán mà không phải tên ngân hàng?

Đó là do Người mua đã ký quỹ đủ 100% tiền hàng cho ngân hàng rồi, cho nên ghi thế nào ở ô CNEE là tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên mua và bán

Xem thêm: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này?

3/Ký hậu bởi Consignee

Hàng sẽ được giao theo lệnh của CNEE

Khi phát hành vận đơn theo lệnh, trong ô Consignee sẽ ghi: To order of + tên Consignee”

Loại ký hậu này xuất hiện khi việc thanh toán giữa hai bên đã hoàn tất hoặc chí ít là bên bán chắc chắn sẽ nhận được (công ty mẹ – công ty con, đối tác lâu năm…)

CNEE có thể ký hậu thế nào tùy ý, thậm chí chuyển nhượng vận đơn/bán lại hàng hóa cho người khác tùy ý.

B. Xét theo cách xác định người cuối cùng nhận hàng

1/Ký hậu đích danh (Named Endorsement)

Ký hậu Đích danh (Named Endorsement) hay có các tên gọi khác là Straight Endorsement, Restritive Endorsement (ký hậu hạn chế).

Quy cách Delivery to + Tên người nhận hàng mới

Ví dụ: Công Ty A có lô hàng nhập khẩu 1 container máy hút bụi. Do vấn đề về tài chính, dù hàng chưa cập cảng, công ty A muốn bán lại cho Nguyên Đăng Việt Nam lô hàng nói trên để giải quyết thanh khoản.

Để chuyển quyền sở hữu lô hàng trên, công ty A phải ký hậu sau vận đơn là: “Delivery to HLShipping Co.,LTD”. Khi đó HL Shipping sẽ có quyền nhận hàng và sở hữu lô hàng nói trên . Tuy nhiên, HL Shipping chỉ được nhận hàng chứ không được chuyển quyền sở hữu này lại cho bên nào khác.

2/Ký hậu theo lệnh (To Order Endorsement)

Quy cách: To order of + tên của chủ sở hữu mới

Bạn có thấy cái này quen không? cái này giống với quyền của CNEE trên ô CNEE đấy. Lúc này công ty sở hữu mới có quyền chẳng khác gì CNEE

Ví dụ: “To order of HLShipping Co.,LTD”. Công ty A có thể chuyển quyền nhận hàng và sở hữu lại cho HL Shipping. HL Shipping có thể nhận hàng hoặc chuyển quyền sở hữu lại cho bên khác

Để chuyển quyền sở hữu cho bên khác, HL Shipping cũng phải ký hậu vào bill.

Ký hậu theo lệnh là loại Ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.

3/Ký hậu để trống (Blank Endorsement)

Ký hậu để trống (Blank Endorsement) còn có các tên khác là Nameless Endorsement, White Endorsement, Empty Endorsement, Genrerneral Endorsement, Common Endorsement

Vận đơn có ký hậu loại này cho phép bất kỳ người nào nắm giữ nó đều có quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn nói trên.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu tiếp theo không cần phải Ký hậu nữa, mà chỉ cần trao tay vận đơn này là đủ.

Từ Ký hậu để trống có thể chuyển thành Ký hậu theo lệnh nếu ghi câu “To order of + tên của chủ sở hữu mới“; hoặc chuyển thành Ký hậu hạn chế.

C. Xét theo trách nhiệm ký hậu

1/Ký hậu miễn truy đòi (Without Recourse Endorsement)

Là loại Ký hậu mà người ký hậu không bị ràng buộc về sau, có quyền được miễn truy đòi nếu hàng hóa có vấn đề xảy ra. Để ký hậu miễn truy đòi, người Ký hậu sẽ ghi thêm câu “Miễn truy đòi – Without Recourse” vào một trong các loại Ký hậu nói trên

Chẳng hạn, khi vận đơn bị hãng tàu từ chối trả hàng vì lý do nào đấy, thì tất cả những người Ký hậu có ghi “miễn truy đòi” đều được miễn trách nhiệm hoàn trả tiền. Còn đối với những người không ghi câu “miễn truy đòi” đều phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho bất cứ người nào được chuyển nhượng sau đó.

Ký hậu miễn truy đòi cũng là loại Ký hậu thông dụng trong thanh toán quốc tế.

2/Ký hậu truy đòi (With recourse endorsement)

Ngược lại với ký hậu miễn truy đòi, để an toàn và ràng buộc lẫn nhau, các bên mua bán sẽ thỏa thuận và ghi chú “With recourse endorsement” vào một trong các loại ký hậu nói trên (dic nhiên là trừ loại miễn truy đòi)

Khi một bên ký hậu cho một bên khác nhận hàng thì người ký hậu vẫn có trách nhiệm liên đới trong đó.

Chẳng hạn lô hàng bị hãng tàu từ chối nhả hàng, thì tất cả những người Ký hậu đều có phần trách nhiệm nào đó, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.

Mẫu ký hậu vận đơn đường biển

Bạn tham khảo mẫu ký hậu vận đơn dưới đây:

Tại sao phải ký hậu vận đơn

Ký hậu vận đơn để đảm bảo an toàn cho chủ hàng trong nhiều trường hợp chưa nhận được thanh toán, hoặc mua đi bán lại.

Thực chất, bạn sẽ thấy  ký hậu vận đơn đi song hành với loại vận đơn theo lệnh (Order B/L). Khi muốn chuyển quyền sở hữu hàng, Consignee sẽ ký đóng dấu vào mặt sau vận đơn đó chính là ký hậu vận đơn

Tại sao phải ký hậu vận đơn

Ví dụ thực tế:

Công ty A tại Los Angeles , Hoa Kỳ lần đầu mua 1 container hàng nón lá mỹ thuật của HL Shipping Việt Nam.

Trường hợp 1: Gặp vấn đề, giao dịch nảy sinh những vấn đề sau trường hợp sau:

Hàng đang trên đường vận chuyển tới cảng LA nhưng công ty A vẫn chưa thanh toán tiền hàng theo đúng tiến độ do

  • Công ty A mất khả năng thanh toán
  • Công ty A không muốn lấy hàng nữa
  • Công ty A không thanh toán
  • Công Ty A chần chừ thanh toán và muốn ép giá lô hàng trên HL Shipping (thường thấy) vì vô vàn lý do
  • Công ty A mới chỉ thanh toán một phần và không trả tiếp theo tiến độ hợp đồng

Vì lô hàng đã trên đường vận chuyển cho nên HL Shipping không thể cho hàng quay đầu lại được. Nếu hàng cập cảng LA rồi quay đầu thì chi phí rất lớn.

Giải pháp tốt nhất ở đây đây đó là HL Shipping sẽ bán lại cho một khách hàng khác ngay tại Hoa Kỳ, hoặc chí ít, đó là công cụ hữu hiệu để ép công ty A thanh toán.

  • Nếu sử dụng vận đơn đích danh cho công ty A, HL Shipping sẽ không thể thống chế hàng sau khi hàng rời cảng cũng như bán lại cho bất cứ bên nào khác trừ công ty A. Kể từ đây, mọi việc sẽ hết sức phức tạp.
  • Nếu sử dụng vận đơn theo lệnh của HL Shipping (Shipper), nếu gặp một trong trường hợp rắc rối nói trên, HL Shipping hoàn toàn có thể xem xét bán lại hàng cho một bên khác.

Trường hợp 2: Không gặp vấn đề hoặc đã giải quyết được những vấn đề trong trường hợp 1

Hàng đang trên đường vận chuyển tới cảng LA và công ty A đã thanh toán tiền hàng cho Nguyên Đăng Việt Nam

  1. Nguyên Đăng Ký hậu vào vận đơn gốc rồi gửi cho công ty A
  2. Công ty A muốn ký hậu kiểu gì thì HL Shipping sẽ Ký hậu kiểu đó (tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên). Các kiểu Ký hậu sẽ được liệt kê bên dưới.
  3. Công ty A cầm vận đơn và nhận hàng bình thường.

Nhìn chung, ký hậu và vận đơn theo lệnh song hành với nhau nhằm năng cao khả năng kiểm soát hàng của chủ hàng.

Một số lưu ý khi ký hậu vận đơn

Nói chung việc ký hậu cũng không có gì phức tạp lắm. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục cho các lô hàng nhập khẩu (có ngân hàng ký hậu bộ chứng từ), tôi thấy thỉnh thoảng khách hàng có sơ suất nên việc làm thủ tục bị vướng mắc, chậm trễ. Cụ thể như sau:

  • Nếu vận đơn ký hậu có tham gia của ngân hàng, điều kiện để lây được hàng phải có ký hâu mặt sau của ngân hàng.
  • Chữ ký của chủ hàng và ký hậu vào mặt sau của vận đơn nếu vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
  • Ngân hàng chỉ ký hậu 1 trong 3 tờ vận đơn gốc. nên phải xuất trình tờ bill có ký hậu của ngân hàng.
  • Nếu làm mất vận đơn ký hậu – To Order bill of Lading phải liên hệ với hãng tàu và shipper để được hỗ trợ kịp thời.
  • Phí ký hậu khá cao, thủ tục lấy hàng rắc rối nên chỉ dùng với những lô hàng có giá trị 
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cầm cố tái sản, thế chấp hàng cũng sẽ phải ký hậu vận đơn để lây hàng vì lúc này lô hàng thuộc về ngân hàng.

Tổng kết

Trên đây là các thông tin hữu ích về ký hậu vận đơn. HL Shipping hy vọng đã giúp bạn giải đáp câu hỏi của mình về chủ đề này.

Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, đừng tiếc một like và share cho nhiều người cùng biết nhé!


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Xem thêm: Ký hậu vận đơn là gì […]

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT