News

Home >> News >> Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

HLShipping xin chia sẻ thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng với các bạn đọc. Đây là một nhu cầu mà nhiều công ty đang tìm kiếm để nhập khẩu bán trong nước. Thế nhưng, không phải công ty nào cũng rõ nghiệp và thủ tục. Trong phạm vi bài viết này, HL Shipping sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm được dùng nhằm để hỗ trợ chức năng của các/nhiều bộ phận trong cơ thể người; có tác dụng dinh dưỡng; tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng cũng như giảm  nguy cơ gây bệnh” theo IMC.

Xem ngay Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

Trong nội dung thông tư sẽ nêu rõ cho các bạn về thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng, là như thế nào? Và phân loại chún ra làm sao theo hàm lượng sản phẩm.

Mã HS của thực phẩm chức năng

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để nhập khẩu sản phẩm đó. Bạn cần xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, và quan trọng cần xác định mã số HS của mặt hàng đó.

Thực phẩm chức năng  có HS thuộc Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác:

Mã HSMô tảThuế NK ưu đãi
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements) khác; hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm:
21069071Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm15
21069072Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác15
21069073Hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm15

Lưu ý số 1: nhóm thực phẩm chức năng dạng lỏng

Trường hợp xác định các mặt hàng là thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng gồm nhiều thành phần.

Ví dụ: nước, chiết xuất thực vật, đường, vitamin,…) dạng lỏng, đóng gói sẵn sàng để uống luôn, không phải pha loãng thêm, không chứa cồn hoặc chứa cồn có nồng độ không quá 0,5% tính theo thể tích thì thuộc nhóm 22.02 

thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

“Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.99

Loại khác:”, mã số 2202.99.50 “- – Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”, không phụ thuộc vào liều lượng dùng.”

Lưu ý số 2: Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng

Phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành. Hiện nay, để căn cứ áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu. Nó sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Hai kết quả kiểm tra thực tế từ hải quan và của Cục kiểm định hải quan là cơ sở pháp lý để xác định mã hàng hóa.

Thực phẩm chức năng có bị cấm nhập xuất nhập khẩu 

Theo quy định hiện hành, thực phẩm chức năng  không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Chính sách nhập khẩu thực phẩm chức năng

Điều kiện nhập khẩu thực phẩm chức năng cần có

Mặt hàng thực phẩm chức năng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ y tế. Khi nhập khẩu cần thực hiện công bố thực phẩm chức năng và đăng ký kiểm tra chất lượng ATTP để thông quan.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:

“Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.”

Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.

Trường hợp được miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu

  1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
  2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
  3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
  4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
  5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
  6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
  7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
  8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
  9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công bố thực phẩm chức năng

Việc công bố nên thực hiện trước khi hàng về. Đầu tiên bạn cần công bố thực phẩm với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Đây là điều kiện tiên quyết. Sau đó bạn sẽ làm hồ sơ thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng theo quy định.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe đẩy trẻ em

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Giấy đăng ký kinh doanh 

Bạn cần có giấy phép đăng ký kinh doanh phù hợp với pháp luật cho phép. Rất nhiều đơn vị khi làm công bố quên hoặc không đủ điều kiện này.

Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)

Do nước xuất khẩu cấp, và có hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó. Đây là một loại giấy tờ cực kỳ quan trọng. Nó không những là tài liệu cần phải bổ sung trên hồ sơ online. Mà nó còn rất nhiều trường hợp phải mang lên gặp chuyên viên để đối chiếu.

Lưu ý:

Nội dung trên CFS, tên sản phẩm và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.

Tài liệu chứng minh công dụng.

Bạn phải cung cấp tài liệu khoa học do một cơ quan nào đó cung cấp. Để nó chứng minh về công dụng của sản phẩm, thành phần nào của sản phẩm mang lại công dụng đó. Lưu ý rằng, tài liệu này cần có xác nhận của cơ quan, tổ chức cung cấp.

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm

Thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Phiếu kết quả này cần thiết khi làm công bố thực phẩm. Thông thường các đơn vị nhập khẩu trước khi nhập về số lượng đã có thực hiện lấy mẫu đi thử nghiệm. Bạn cần thực hiện đều này trước để tránh trường hợp không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam. Hàng hóa của bạn sẽ không thể thông quan.

Thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm:

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Lưu ý: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu kèm theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

Các bước thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Bước này bạn sẽ thực hiện khi hàng về tới cảng, trình tự cơ bản sẽ như sau:

  1. Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3, tại Tp. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội)…
  2. Khai & truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt,
  3. Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản
  4. Chuyên viên tại trung tâm bạn đã đăng ký tới kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra
  5. Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, bạn nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Còn nếu kết quả không đạt thì xin chia buồn, lô hàng của bạn sẽ không được thông quan đồng nghĩa với việc bạn phải xuất trả lô hàng đó. Chẳng ai muốn rơi vào tình huống này, vì rất mất thời gian và tốn chi phí.

Thuế khi nhập khẩu thực phẩm chức năng

  • Khi nhập khẩu thực phẩm chức năng, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Thuế VAT của thực phẩm chức năng là 10%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thực phẩm chức năng: nếu HS 2106, thuế nhập khẩu là 15%; nếu HS 2202:  thuế nhập khẩu là 30%

Tổng kết

Trên đây là thông tin về thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mà bạn cần nắm. HL Shipping hy vọng bài viết này giúp bạn nắm rõ thủ tục cần thiết. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích đừng quên like và share để nhiều người cùng biết nhé!.


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

  • Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
  • Phone: +84 28 39956117 
  • Email: info@hlshipping.com
0 0 votes
Article Rating
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

[…] đã biết:-> Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng-> Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe đẩy trẻ em->Thủ tục nhập khẩu […]

[…] Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng […]

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT