Profession News

Home >> News >> Profession News >> Giá cước vận tải biển giảm sâu, KQKD nhóm logistics nửa cuối năm 2022 có còn lạc quan?

Giá cước vận tải biển giảm sâu, KQKD nhóm logistics nửa cuối năm 2022 có còn lạc quan?

Chứng khoán SSI cho rằng giá cước vận tải biển sẽ giảm dần trong nửa cuối 2022 trước khi có thể giảm mạnh vào năm 2023 nếu tình trạng tắc nghẽn được giải quyết và Trung Quốc mở cửa trở lại.

Giá cước vận tải biển thế giới lao mạnh từ đầu năm

Theo WSJ, giá cước vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến Bờ Tây nước Mỹ hiện khoảng 5.400 USD – giảm 60% so với tháng 1/2022.

Hiện tại, vận chuyển một container từ châu Á đến châu Âu sẽ tốn 9.000 USD – giảm 42% so với hồi đầu năm. Tính chung, cước phí cho cả hai tuyến vận tải biển này đã giảm sâu so với mức đỉnh hơn 20.000 USD vào tháng 9 năm ngoái nhưng vẫn còn cao hơn trước dịch.

Xem thêm: Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói-Không phát sinh ngoài báo giá

Trước đó, giá cước vận tải biển đã tăng gần 10 lần trong năm 2021 khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, container ứ đọng ở các cảng và nhu cầu hàng hóa tăng vọt khiến các nhà nhập khẩu phải tranh giành chỗ đặt container trên tàu. 

Theo các chủ tàu và các nhà phân tích, giá cước vận tải biển thế giới sẽ giảm thêm cho tới năm 2023. Một loạt tàu container mới đóng sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm với mức tăng trưởng đội tàu cointainer trên toàn cầu dự kiến vượt 9% trong năm 2023 và năm 2024. 

Trong một báo cáo vào tháng trước, Xeneta cho biết cước vận chuyển container trên thị trường giao ngay đã giảm rất nhanh và đã tiến sát mức giá của hợp đồng dài hạn (vốn thường có mức chiết khấu cao), thậm chí còn thấp hơn giá hợp đồng dài hạn ở một số thị trường. Hầu hết các nhà nhập khẩu lớn như Walmart vận chuyển hàng hóa của họ thông qua các hợp đồng dài hạn thay vì trả cước giao ngay.

Trong 2 năm qua, 10 hãng tàu lớn nhất chứng kiến lợi nhuận ngất ngưỡng. Tuy nhiên gần đây, nhiều công ty đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo về các điều kiện ảm đạm trong nửa cuối năm 2022.

Dù vậy, các nhà phân tích và lãnh đạo của các hãng tàu không cho rằng giá cước sẽ lùi về mức trước đại dịch, một phần là do chi phí nhiên liệu cao hơn. 

Triển vọng ngành vận tải biển trong nước nửa cuối năm

6 tháng đầu năm 2022, đa số doanh nghiệp logistics – vận tải biển đã công bố kết quả kinh doanh với ghi nhận mức nhận lợi nhuận khả quan dù thị trường vẫn còn nhiều biến động.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của nhóm doanh nghiệp
hỗ trợ vận tải

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của nhóm vận tải đường thủy
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của nhóm khai thác cảng

Dù mặt bằng giá cước cao hiện tại được cho là sẽ dần điều chỉnh do nhu cầu giảm và nguồn cung tăng nhưng theo giới phân tích, giá cước sẽ cần một thời gian dài để điều chỉnh từ mức đỉnh. Giá cước giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong nửa cuối 2022.

Đánh giá về triển vọng ngành vận tải container nửa cuối 2022 và 2023, Chứng khoán SSI cho rằng, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể vẫn tiếp diễn trong 2022; tình trạng tắc nghẽn tại các cảng Mỹ và châu Âu chưa thể khắc phục trước năm 2023 do tắc nghẽn vẫn diễn ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng – bao gồm thiếu cầu cảng, thiếu xe tải, nhà kho và cả nhân công.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cảng cần thời gian để thích ứng với các tàu mới đóng có kích thước lớn hơn trước khi tình trạng tắc nghẽn được giải quyết. Việc luân chuyển hàng hóa toàn cầu phụ thuộc lớn vào Trung Quốc và chiến lược “Zero COVID” của nước này.

SSI cho rằng, tình trạng tắc nghẽn sẽ dần cải thiện vào nửa cuối năm 2023 khi các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 được gỡ bỏ tại hầu hết các thị trường – bao gồm cả Trung Quốc.

Hiện tại, SSI chưa nhận thấy dấu hiệu tình trạng tắc nghẽn cảng sẽ cải thiện. Giá cước sẽ cần một thời gian dài để điều chỉnh từ mức đỉnh và giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong nửa cuối 2022 trước khi có thể giảm mạnh vào năm 2023 nếu tình trạng tắc nghẽn được giải quyết và Trung Quốc mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, SSI cho rằng mức giá cân bằng sẽ cao hơn mức trước dịch COVID-19, do các hãng vận chuyển phải chịu chi phí đầu tư và vận hành cao hơn nhiều so với trước đây.

Trong khi đó, giá cước vận tải trong nước duy trì ở mức đỉnh trong năm 2023, thị trường vẫn thiếu cung do phần lớn đội tàu Việt Nam được cho thuê tại thị trường nước ngoài với hợp đồng dài hạn.

Cùng với đó, giá thuê tàu có thể duy trì ở quanh mức đỉnh trong nửa cuối 2022, sau đó giảm dần trong 2023 khi cung tàu đóng mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, kỳ hạn hợp đồng có thể rút ngắn lại do rủi ro giảm giá trên thị trường.

SSI nhấn mạnh, nhu cầu vận tải container có thể giảm tốc về mức tăng trưởng một chữ số trong khi nhu cầu vận tải dầu khí sẽ tăng. Giá cước vận tải container sẽ dần bình thường trở lại nhưng quá trình bình thường hóa sẽ phụ thuộc lớn vào tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng (chưa thể khắc phục cho đến nửa cuối năm 2023).

SSI ước tính các công ty vận tải dầu khí có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Tăng trưởng lợi nhuận các công ty vận tải container có thể chậm lại, nhưng lợi nhuận duy trì mạnh mẽ đến năm 2023 nhờ các hợp đồng cho thuê tàu được gia hạn với giá cao hơn và thị trường nội địa duy trì ổn định.

Trên thị trường chứng khoán, sau nửa đầu năm thăng hoa, nhóm cổ phiếu vận tải biển, logistics và khai thác cảng biển đều đã giảm khá mạnh, các mã như GMD, HAH, VOS,… hiện chỉ giao dịch ở mức giá quý I/2022.

Nguồn: nguoiquansat.vn

0 0 votes
Article Rating
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT