News

Home >> News >> Danh sách Tên Các Cửa Khẩu Việt Nam cập nhật mới nhất

Danh sách Tên Các Cửa Khẩu Việt Nam cập nhật mới nhất

Với sự phắt triển kinh tế cần mở rộng giao thương với các quốc gia trong khu vực. Việc nắm rõ các cửa khẩu Việt Nam sẽ giúp bạn có kế hoạch kinh doanh và xuất khẩu phù hợp. Trong phạm vi bài viết này, Công Ty Vận Tải HL Shipping xin chia sẻ với các bạn danh sách tên các cửa khẩu Việt Nam cập nhật mới nhất.

Tên các cửa khẩu quốc tế ở biên giới Việt-Trung

Theo hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì:

  • Cửa khẩu biên giới” và “cửa khẩu” có nghĩa như nhau, là chỉ khu vực xác định ở hai bên biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Dành cho người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải trực tiếp xuất – nhập cảnh tại khu vực nhất định. Bao gồm cửa khẩu song phương và cửa khẩu quốc tế. Căn cứ theo tính chất có thể chia ra cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu đường thủy.
  • Cửa khẩu song phương là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai Bên xuất, nhập cảnh qua biên giới.
  • Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai Bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh qua biên giới.
STTTÊN CỬA KHẨU
VIỆT NAM
TÊN CỬA KHẨU
NƯỚC NGOÀI
TỈNHTỚI QUỐC GIAKHU KINH TẾ
1Móng CáiĐông Hưng (东兴)Quảng NinhTrung Quốc
2Hữu NghịBằng Tường (凭祥)
Hữu Nghị quan (友誼關)
Lạng Sơnntnt
3Tà LùngThủy Khẩu
(水口 Shui Kou)
Cao Bằngntnt
4Thanh ThủyThiên Bảo (天保)Hà Giangntnt
5Lào CaiHà Khẩu (河口)Lào Caintnt

1. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hay còn được biết đến với tên gọi là cửa khẩu Bằng Tường / Hữu Nghị Quan – Trung Quốc. Cửa khẩu này là điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội.

dịch vụ hải quan

Đây cũng là cầu nối quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 2 nước Việt Nam – Trung Quốc về chủ trương xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, vị trí quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam với các nước ASEAN và ngược lại.

Xem thêm: 【New 】Cách đọc tờ khai hải quan chuẩn xác nhất

Tình hình xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế này

Hàng năm, có trên 30 ngàn lượt phương tiện hàng hóa (chưa bao gồm các loại phương tiện vận tải khác) thực hiện giao, nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu. Và có từ 40 đến 50 ngàn lượt phương tiện chuyển tải hành khách tại khu vực cửa khẩu. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng tinh bột sắn, hàng nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ,… .Bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh và nhập khẩu những mặt hàng như may mặc, đồ thủy tinh, nông sản, giấy. Và các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, ô tô tải nguyên chiếc, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô,… Bao gồm các loại hình nhập kinh doanh, nhập gia công sản xuất.

cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Tại Lạng Sơn, hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu thông qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị này, cửa khẩu chính Chi Ma và các cửa khẩu phụ như Tân Thanh, Cốc Nam.

2. Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nằm trên địa bàn phường Hòa Lạc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu được thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng ở huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cầu Bắc Luân là điểm nối giữa hai thành phố. Đây cũng là địa điểm được chính phủ hai nước chọn đặt cột mốc đầu tiên để phân định ranh giới quốc gia.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Đây là một trong những cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc lớn, tình hình giao thương diễn ra rất tấp nập và sôi động. Việc Quốc vụ viện Trung Quốc chỉ định cửa khẩu Đông Hưng được phép xuất nhập khẩu hoa quả, nông sản vào tháng 4/2016 đã mở ra cơ hội kết nối vùng hoa quả, nông sản trữ lượng lớn, phong phú chủng loại của Việt Nam với Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) này.

Một số mặt hàng cụ thể thường được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái gồm nông sản (chủ yếu là chè, cà phê, lạc vừng, cao su sơ chế, bột sắn,…), hoa quả (thanh long, mít,…), thủy hải sản tươi sống và đông lạnh như tôm, cua, mực,…

3. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm ngay ở vị trí trung tâm của thành phố Lào Cai. Cửa khẩu thông thương qua cầu Hồ (Hồ Kiều) bắc qua sông biên giới Nậm Thi, tới cửa khẩu Hà Khẩu Trung Quốc.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cao

Đây là một trong ba cửa khẩu đường bộ biên giới Việt – Trung quan trọng nhất (2 cửa khẩu còn lại là Hữu Nghị và Móng Cái) trong giao lưu kinh tế thương mại giữa hai nước.

Các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra tại đây được tiến hành và kiểm tra vô cùng chặt chẽ. Theo số liệu của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai thì các mặt hàng nhập khẩu qua cửa khẩu chủ yếu là phân bón, thiết bị máy móc, hóa chất, nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và các loại nông sản. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là nông sản như sắn, gạo, đồ thủ công mỹ nghệ, hoa quả như quả vải, thanh long, chuối,…

4. Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng)

Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Cửa khẩu là điểm cuối của quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tà Lùng cũng là cửa khẩu quốc tế và lớn nhất ở tỉnh Cao Bằng.

Cửa khẩu Việt Nam Tà Lùng

Một số mặt hàng nông sản thường được xuất khẩu qua Trung Quốc gồm thanh long, mía nguyên liệu, khoai lang, hạt điều, ván bóc, nước cốt dừa, bột cá, vỏ bời lời khô và mực đông lạnh. Đặc biệt là xuất khẩu tôm đông lạnh và nhân hạt điều với số lượng lớn, giá trị cao. Một số mặt hàng như chất khử ô xy, than cốc, vải may mặc cũng được nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu này.

5. Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang)

Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang. Tháng 2/2014 cặp cửa khẩu Thanh Thủy – Thiên Bảo được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế trên cơ sở ban đầu là một cửa khẩu Quốc gia.

Cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, kết hợp với cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao), huyện Malipo, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Một số mặt hàng thường được xuất khẩu sang Thiên Bảo, Trung Quốc gồm có thanh long, chuối, măng cụt, tinh bột sắn, ván, thủy hải sản khô…

Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy

Các cửa khẩu nằm trên biên giới đường bộ Việt Nam – Trung Quốc

1/Các cửa khẩu ở Lạng Sơn

1.1. Cửa khẩu quốc gia Chi Ma 

Cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu tại vùng đất thôn Chi Ma xã Yên Khoái huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Cửa khẩu Chi Ma thông thương sang cửa khẩu Ái Điểm ở huyện Ninh Minh tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tại đây có cột mốc 1223. Cửa khẩu Chi Ma là điểm cuối của đường tỉnh 236, và cách thị trấn Lộc Bình 13km theo đường này về hướng đông bắc.

Hàng hóa thường được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma chủ yếu là tinh bột sắn và một số loại nông sản, hàng tạp hóa tiêu dùng,… Đây là những mặt hàng hầu hết có thuế suất bằng 0% hoặc dưới 5%.

Cửa khẩu chi ma

1.2. Cửa khẩu phụ Tân Thanh

Cửa khẩu Tân Thanh được đặt tại vùng đất bản Nà Lầu xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cửa khẩu Tân Thanh  thông thương sang cửa khẩu Pu Zhai ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu cách thành phố Lạng Sơn khoảng 28 km theo đường bộ về hướng bắc tây bắc.

Cửa khẩu Tân Thanh

1.3. Cửa khẩu phụ Cốc Nam

Cửa khẩu Cốc Nam là cửa khẩu tại vùng đất bản Cốc Nam xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Cửa khẩu Cốc Nam thông thương sang Cửa khẩu Lũng Vài, trấn Hữu Nghị, thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu Cóc Nam

1.4. Các cửa khẩu khác ở Lạng Sơn

Lạng Sơn còn có cửa khẩu quốc gia nữa là cửa khẩu Bình Nghi (cửa khẩu đường sông tại vùng đất bản Pắc Lạn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định).

Ngoài ra còn có các cửa khẩu phụ trên biên giới đường bộ với Trung Quốc như là Co Sâu thuộc Co Sâu thuộc thị xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Cửa khẩu Co Sâu thông thương với cửa khẩu Bắc Sơn, Ninh Minh, Quảng Tây.

Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn còn có cửa khẩu Na Hình nằm tại xã Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Hai cửa khẩu Co Sâu và Na Hình này đều giáp với biên giới thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.

2/Cửa khẩu ở Quảng Ninh

2.1 Cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh là cửa khẩu tại vùng đất thôn Bảo Lâm xã Quảng Đức huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh.

Là cửa khẩu cuối cùng nằm trong danh sách các cửa khẩu thuộc địa phận Quảng Ninh. Cửa khẩu Bắc Phong Sinh nối tiếp qua cầu trên sông Ka Long thông thương với cửa khẩu Lý Hỏa tại Quảng Tây Trung Quốc.

Lượng hàng hóa xuất khẩu qua đây chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất, thủy hải sản, đồ điện tử và đồ gia dụng,…

2.2 Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô

Cửa khẩu Hoành Mô là một trong ba cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu Hoành Mô thuộc thôn Đồng Mô, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Cửa khẩu này nằm ngay điểm cuối đường quốc lộ 18C nối tiếp qua đường tràn tại bãi Đồng Mô trên sông Đồng Mô, thông thương sang cửa khẩu Động Trung ở thành phố cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Một số mặt hàng được xuất khẩu qua biên giới tại cửa khẩu này là hạt tiêu, phụ gia thực phẩm, vỏ quế, vải may mặc, thực phẩm đông lạnh và nông sản xuất khẩu.

3/Cửa khẩu ở Cao Bằng

3.1 Cửa khẩu quốc gia Trà Lĩnh

Cửa khẩu Trà Lĩnh là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất Bản Hía thuộc thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Đây cũng là điểm cuối của quốc lộ 34, cách trung tâm thị trấn Trà Lĩnh khoảng 6 km.

Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Cửa khẩu trà lĩnh

3.2 Cửa khẩu quốc gia Sóc Giang

Cửa khẩu sóc giang

Cửa khẩu Sóc Giang là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Cốc Ngựu xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Sóc Giang thông thương sang cửa khẩu Bình Mãng ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

3.3 Các cửa khẩu khác

Một số cửa khẩu khác ở tỉnh Cao Bằng như Lý Vạn, Hạ Lang, Pò Peo.

4/Cửa khẩu ở Lào Cai

4.1 Cửa khẩu Mường Khương

Khi nhắc tới các cửa khẩu thuộc địa phận Lào Cai thì điển hình có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai được xem là cửa khẩu lớn và quan trọng nhất.

Ngoài ra,không thể thiếu cửa khẩu Mường Khương, thuộc xã Mường Khương, Lào Cai. Cửa khẩu này là cầu nối với cửa khẩu Kiều Đầu Trung Quốc. Và nằm trong khu kinh tế cửa khẩu của Lào Cai.

4.2 Cửa khẩu phụ Bản Vược

Là một cửa khẩu phụ nằm tại tỉnh Lào Cai. Thông thương với cửa khẩu Ba Sa, Vân Nam, Trung Quốc. Được thông thương với nhau bằng phà qua sông Hồng.

5/Cửa khẩu ở Hà Giang

5.1 Cửa khẩu quốc gia Săm Pun

Cửa khẩu Săm Pun còn được gọi là cửa khẩu Thượng Sơn, là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Xín Cái và Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Điền Bồng huyện Phú Ninh, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam.

Đường lên cửa khẩu Săm Pun là tour du lịch hấp dẫn, đi qua cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng,… Tuy nhiên hoạt động giao thương qua cửa khẩu vẫn còn thấp.

Tên cửa khẩu đặt theo tên đồn Biên phòng Săm Pun, đóng tại bản Săm Pun và cách cửa khẩu gần 4 km.

5.2 Cửa khẩu quốc gia Phó Bảng

Cửa khẩu Phó Bảng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán thuộc huyện Ma Ly Pho và huyện Phú Ninh, châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu cách trung tâm thị trấn Phố Bảng 5 km theo đường bộ.

5.3 Cửa khẩu quốc gia Xín Mần

Cửa khẩu Xín Mần đặt tại vùng đất xã Xín Mần huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang thông thương sang cửa khẩu Đô Long huyện Mã Quan tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Cửa khẩu Xín Mần

6/ Cửa khẩu ở Lai Châu

Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng đặt tại xã Ma Ly Pho huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, Việt Nam.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng thông thương với cửa khẩu Kim Thủy Hà ở xã Na Phà huyện Kim Bình tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng là điểm cuối quốc lộ 12, cách thành phố Lai Châu 50 km. Cửa khẩu nối sang Trung Quốc qua cầu Hữu Nghị bắc qua dòng nậm Cúm, một phụ lưu của nậm Na.

Cửa khẩu Ma Thù Làng
Cửa khẩu Ma Thù Làng

7/Cửa khẩu ở Điện Biên

Cửa khẩu A Pa Chải nằm ở vùng đất bản Tá Miếu xã Sín Thầu huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cửa khẩu A Pa Chải thông thương với cửa khẩu Long Phú ở huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Các cửa khẩu nằm trên biên giới Việt-Lào

Các cặp cửa khẩu được hai Bên xác nhận đã mở trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào gồm có: 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ.

1/ Cửa khẩu quốc tế:

TTTên cửa khẩu Việt Nam (tên tỉnh)Tên cửa khẩu Lào (tên tỉnh)
1.  Tây Trang (Điện Biên)Pang Hốc (Phông Sa Lỳ)
2.  Na Mèo (Thanh Hóa)Nậm Sôi (Hủa Phăn)
3.  Nậm Cắn (Nghệ An)Nậm Cắn (Xiêng Khoảng)
4.  Cầu Treo (Hà Tĩnh)Nậm Phao (Bo Ly Khăm Xay)
5.  Cha Lo (Quảng Bình)Na Phậu (Khăm Muồn)
6.  Lao Bảo (Quảng Trị)Đen Sạ Vẳn (Sạ Vẳn Nạ Khệt)
7.  La Lay (Quảng Trị)La Lay (Sả Lạ Văn)
8.  Bờ Y (Kon Tum)Phu Cưa (Ắt Tạ Pư)

2/ Cửa khẩu chính:

TTTên cửa khẩu Việt Nam (tên tỉnh)Tên cửa khẩu Lào (tên tỉnh)
1.  Huổi Puốc (Điện Biên)Na Son (Luông Pha Băng)
2.  Chiềng Khương (Sơn La)Bản Đán (Hủa Phăn)
3.  Lóng Sập (Sơn La)Pa Háng (Hủa Phăn)
4.  Tén Tần (Thanh Hóa)Xổm Vẳng (Hủa Phăn)
5.  Hồng Vân (Thừa Thiên Huế)Cô Tài (Sả Lạ Văn)
6.  Đớt (Thừa Thiên Huế)Tà Vàng (Xê Kông)
7.  Nam Giang (Quảng Nam)Đắc Ta Oọc (Xê Kông)

3/ Cửa khẩu phụ:

TTTên cửa khẩu Việt Nam (tên tỉnh)Tên cửa khẩu Lào (tên tỉnh)
1.  Si Pa Phìn (Điện Biên)Huội La (Phông Xa Lỳ)
2.  Nậm Lạnh (Sơn La)Mường Pợ (Hủa Phăn)
3.  Nà Cài (Sơn La)Sốp Đụng (Hủa Phăn)
4.  Khẹo (Thanh Hóa)Tha Lấu (Hủa Phăn)
5.  Thông Thụ (Nghệ An)Nậm Tạy (Hủa Phăn)
6.  Tam Hợp (Nghệ An)Thoong My Xay (Bo Ly Khăm Xay)
7.  Cao Vều (Nghệ An)Thoong Phị La (Bo Ly Khăm Xay)
8.  Thanh Thuỷ (Nghệ An)Nậm On (Bo Ly Khăm Xay)
9.  Sơn Hồng (Hà Tĩnh)Nậm Xắc (Bo Ly Khăm Xay)
10.     Kim Quang (Hà Tĩnh)Ma La Đốc (Khăm Muồn)
11.     Cà Ròong (Quảng Bình)Noỏng Mạ (Khăm Muồn)
12.     Tà Rùng (Quảng Trị)La Cồ (Sạ Vẳn Nạ Khệt)
13.     Bản Cheng (Quảng Trị)Bản Mày (Sạ Vẳn Nạ Khệt)
14.     Thanh (Quảng Trị)Đen Vi Lay (Sạ Vẳn Nạ Khệt)
15.     Cóc (Quảng Trị)A Xóc (Sả Lạ Văn)
16.     Tây Giang (Quảng Nam)Kà Lừm (Xê Kông)
17.     Đắk BLô (Kon Tum)Đắk Bar (Xê Kông)
18.     Đắk Long (Kon Tum)Văng Tắt (Ắt Tạ Pư)

Dịch vụ xuất nhập khẩu đường bộ Việt Nam – Trung Quốc

Với kinh nghiệm làm qua nhiều mặt hàng xuất khẩu sang biên giới Trung Quốc bằng đường bộ. HL Shipping tự tin có thể nhận vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan, làm kiểm dịch, C/O cho các mặt hàng chính ngạch xuất khẩu xuyên biên giới Việt – Trung. Cụ thể:

  • HL Shipping có nhiều đội ngũ chuyên làm hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung. Đội ngũ chúng tôi làm việc tinh thần chuyên nghiệp, uy tín, chính xác và nhanh chóng. Các nghiệp vụ tại cửa khẩu Tà Lùng – Cao Bằngtất cả các cửa khẩu ở Lạng Sơn và Bắc Phong Sinh – Quảng Ninh được xử lý nhanh chóng, thông quan nhanh.
  • Có thể liên hệ book xe cont đi thẳng, hoặc có thể lựa chọn đi đường biển ra Hải Phòng rồi kéo cont lên cửa khẩu (đặc biệt là đối với các mặt hàng lạnh như thủy hải sản,…). Tùy vào tình hình để tối ưu chi phí và thời gian cho Quý khách hàng nhất.
lien he
—-

Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 votes
Article Rating
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT