Your cargo, we connect beliefs
Hotline:0903.309.909
Home >> Tin Tức >> Chứng nhận CE là gì? Hướng dẫn đầy đủ từ A-Z
Chứng nhận CE là điều kiện tiên quyết cho hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU). Mọi sản phẩm lưu hành trong EU đều phải có chứng nhận này.
Vậy chứng nhận CE là gì? Nó có yêu cầu gì và đóng vai trò quan trọng ra sao trong xuất nhập khẩu? Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây!
Mục lục
CE là chữ viết tắt của “Conformité Européenne”, có nghĩa là “Phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu”. Đây là một chứng nhận quan trọng, xác nhận sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường của Liên minh Châu Âu (EU). Chứng nhận CE giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa tự do trong thị trường EU.
Chứng nhận CE là giấy thông hành kỹ thuật và thương mại, đóng vai trò như hộ chiếu cho sản phẩm tại thị trường EU, Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu và nhiều quốc gia khác trên toàn cầu.
Sản phẩm mang nhãn CE đã được đánh giá, kiểm định trước khi lưu hành và tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe, môi trường của EU.
Tuy nhiên, CE không phải là thước đo chất lượng hay xuất xứ sản phẩm mà chỉ xác nhận tính an toàn của sản phẩm.
Việc sở hữu chứng chỉ CE mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể, nâng tầm thương hiệu và mở ra cơ hội tiếp cận thị trường Châu Âu.
Xem thêm: Giải mã bí ẩn CQ là gì: Hướng dẫn toàn diện về chứng nhận chất lượng
Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) yêu cầu sản phẩm phải có chứng chỉ CE. Các nước trong EEA bao gồm 28 thành viên EU, các nước EFTA và Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà sản xuất và nhập khẩu cần đảm bảo sản phẩm được gắn chứng chỉ CE theo đúng quy định.
Một số mặt hàng không bắt buộc có chứng chỉ CE như hóa chất, dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm. Dưới đây là danh sách các sản phẩm bắt buộc phải có chứng chỉ CE:
Xem thêm: Chứng chỉ CDCS là gì? Tất tần tật thông tin về CDCS
Bước 1: Xác định mục tiêu của sản phẩm.
Bước 2: Tìm hiểu các hướng dẫn/quy định CE áp dụng.
Bước 3: Đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu CE trong và ngoài nước.
Bước 4: Kiểm tra các tiêu chuẩn Châu Âu áp dụng cho sản phẩm.
Bước 5: Thực hiện đánh giá tuân thủ theo yêu cầu cơ bản và tiêu chuẩn.
Bước 6: Cung cấp thông tin an toàn cho người sử dụng.
Bước 7: Đảm bảo tính chính xác của thông tin từ sản xuất đến xuất xưởng.
Bước 9: Lưu trữ hồ sơ và xác nhận. Sản phẩm hợp lệ sẽ được gắn nhãn CE.
Để tránh việc mắc kẹt trong thủ tục CE Marking, doanh nghiệp nên liên hệ với Eurocert để được hỗ trợ toàn diện.
Sự khác biệt giữa chứng chỉ CE của EU và Trung Quốc
Chứng chỉ CE ở Trung Quốc chỉ đơn thuần là từ viết tắt của “China Export”, không liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng của EU. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cố tình gắn mã CE này để đánh lừa người tiêu dùng.
Ở châu Âu, các nhà sản xuất có thể tự công bố sản phẩm đạt chuẩn CE nếu tự tin đáp ứng yêu cầu. Sản phẩm mang nhãn CE giả mạo sẽ bị cấm lưu hành vĩnh viễn và công ty phải bồi thường.
Doanh nghiệp lớn có thể tự kiểm tra sản phẩm nếu có phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được đánh giá bởi tổ chức như TUV, SGS, và tổ chức đó sẽ chịu trách nhiệm nếu sản phẩm có vấn đề.
Đây là những thông tin hữu ích về chứng nhận CE từ Gia đình xuất nhập khẩu. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận này và biết cách nhận biết sản phẩm đạt chuẩn CE khi mua sắm.
HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.