News

Home >> News >> (Tiếng Việt) LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này?

(Tiếng Việt) LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này?

Trong logistics ắt hẳn bạn sẽ không thể không gặp khái niệm LC. Nhưng chính xác LC là gì? Và hiểu như thế nào cho đúng và rõ nhất về nó. Bây giờ, bạn hãy cùng HLshipping tìm hiểu về vấn đề này nhé!

LC là gì? Thư tín dụng là gì

LC là gì

Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong thanh toán LC

LC là một bức thư do ngân hàng đại diện của người nhập khẩu (bên mua) lập ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (bên mua) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (bên bán) tại một thời điểm cụ thể, nếu người xuất khẩu (người bán) xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản được nêu trong thư tín dụng.

Bên bán cũng có một ngân hàng đại diện cho mình và bên bán sẽ chuyển bộ chứng từ hợp lệ này cho ngân hàng đại diện của mình tại quốc gia xuất khẩu.

Như vậy người mua, người bán và ngân hàng là những cá thể tham gia vào quá trình thanh toán bằng LC. LC được viết tắt bởi từ Letter of Credit. Ngoài ra để nhấn mạnh đến thanh toán mà ngân hàng sẽ giữ bộ chứng từ người ta còn có tên gọi khác là Documentary Letter of Credit để nhấn mạnh đến chứng từ và phương thức thanh toán.

Ký quỹ mở L/C là gì

L/C là từ viết tắt của Letter of credit (thư tín dụng). Bạn có thể hiểu đơn giản, thư tín dụng chỉ là một bức thư được ngân hàng tạo lập dựa trên yêu cầu của người nhập khẩu và người xuất khẩu mà trung gian chính là ngân hàng.

Nội dung trong lá thư này là yêu cầu của bên nhập khẩu, trong đó là sự cam kết sẽ thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền đã tiến hành giao dịch với bên xuất khẩu trong khoảng thời gian cụ thể trong trường hợp bên xuất khẩu đưa ra những chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện ghi trong L/C.

Khi đã phát hành ra thư tín dụng, nếu bên xuất khẩu chấp thuận tất cả nội dung được nêu trong đó thì người xuất khẩu sau này phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo các quy định của L/C.

Diễn giải thêm về LC

Hiểu đơn giản, LC là một hình thức thanh toán mà việc thanh toán sẽ bằng thư tín dụng hoặc tín dụng thư (Letter of Credit). Để được phát hành thư tín dụng (L/C)  thì đó phải là một tổ chức uy tín. Chưa kể, tổ chức đó phải có khả năng thanh toán, bảo lãnh những khoản mua bán có giá trị. Nói mọi cách khác, tổ chức đó sẽ là nơi trung gian cho hoạt động giữa người mua và người bán.

Ta có thể thấy một điều là cả người mua và người bán đều muốn giành thế an toàn. Cho nên câu hỏi” tiền trả trước hay giao hàng trước?” luôn được đặt ra trong giao dịch. Do đó, thư tín dụng sẽ do đơn vị trung gian thường là ngân hàng phát hành để giải quyết câu hỏi trên.

Xem thêm: Kim ngạch xuất khẩu là gì? Những vấn đề xoay quanh kim ngạch này

Và một điều nữa với phương thức thanh toán LC thì phải tốn phí trung gian cho ngân hàng. Do đó, nghiệp vụ này cũng là một mảng kinh doanh tại các ngân hàng và được phụ trách bởi phòng thanh toán quốc tế. 

Phân biệt các loại LC hiện nay

Dưới đây là một số loại thư tín phổ biến hiện nay:

  • Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
  • Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
  • Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
  • Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Điểm lưu ý giữa thư tín dụng và hợp đồng ngoại thương

L/C được thành lập trên cơ sở của HĐ ngoại thương nhưng khi đã phát hành ra rồi thì nó hoàn toàn độc lập với HĐNT. Tức là, sau khi Hợp đồng ngoại thương đã được ký kết, người mua trên cơ sở các nội dung (các điều khoản của hợp đồng) thỏa thuận được ghi trong hợp đồng đến Ngân hàng (nước nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng này ký phát ra một thư tín dụng để cam kết thanh toán cho người xuất khẩu (dưới sự hướng dẫn và yêu cầu đáp ứng các điều kiện của ngân hàng đưa ra).

Sau khi L/C được phát hành ra rồi, nếu người xuất khẩu đồng ý và chấp nhận những nội dung của nó thì sau này người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ của mình được quy dịnh trong thư tín dụng (không theo hợp đồng nữa – nêu có sự khác nhau giữa L/C và H/Đ)

Điều kiện để mở LC

Nếu nhà nhập khẩu muốn yêu cầu ngân hàng mở LC thì bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1. Nguồn vốn đảm bảo thanh toán LC:

Trong hợp đồng đối với điều khoản thanh toán bằng LC, khách hàng cần quy định và xem xét thật kỹ về nguồn vốn để thanh toán LC cho mình và yêu cầu NHCTVN mở:

Nguồn vốn đảm bảo đủ khả năng thanh toán
  • LC phát hành bằng nguồn vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.
  • LC phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/ hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ. Lúc này, khách hàng sẽ phải liên hệ với bộ phận tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền phê duyệt.
  • LC phát hành bằng vốn vay của NHCTVN, khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng thẩm định để được xem xét.

Xem thêm: Phí CFS là gì? Phân biệt phí THC và CFS

2. Yêu cầu mở LC:

Bạn phải điền đầy đủ các thông tin vào mẫu đơn yêu cầu mở LC. Lưu ý: LC được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Vì vậy, bạn cần phải xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào LC không bị mâu thuẫn.

yêu cầu mở LC

Hồ sơ xin mở LC bao gồm:

  • Đơn yêu cầu mở LC.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
  • Giấy đăng ký kinh doanh (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
  • Bản gốc hợp đồng ngoại thương (nếu ký hợp đồng qua FAX thì phải ký và đóng dấu trên bản photo).
  • Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có).
  • Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (trong trường hợp mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính phủ).
  • Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng (trong trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở LC trả chậm của NHCTVN (trong trường hợp mở LC trả chậm).
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có).
  • Bản giải trình mở LC do phòng tín dụng của chi nhanh lập và được giám đốc chi nhánh hoặc người được giám đốc ủy quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá LC).

Lưu ý khi yêu cầu mở LC

Các loại giấy tờ trên phải nộp bản photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp và xuất trình bản gốc. Còn đối với các giấy tờ sau bắt buộc phải nộp bản gốc:

  • Cam kết thanh toán.
  • Hợp đồng vay vốn.
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ.
  • Đơn xin mở LC của khách hàng.
  • Bản giải trình mở LC.

Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C

  • Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa .
  • Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
  • Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ ghi trong L/C.
  • Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
  • Nó được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những  yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế:
  • Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó.
  • Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự hiên diện của ngân hàng đại diện của hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về  bộ chứng  từ những  yếu tố đó sẽ dung  hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên tham gia. lớp kế toán ngắn hạn

Xem thêm: C/O form E là gì? Cập nhật C/O form E mẫu mới

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng L/C:

  • Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC
  • Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng
  • Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)

Quy trình thanh toán bằng L/C

Với việc thanh toán bằng L/C, trách nhiệm giao hàng là của người xuất khẩu còn trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu đã chuyển từ người nhập khẩu sang ngân hàng mở L/C.

Qui trình thanh toán bằng LC

Quy trình thanh toán LC 7 bước

  1. Người nhập khẩu làm Đơn yêu cầu mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình dựa trên các điều khoản của Hợp đồng ngoại thương (kèm theo việc chuẩn bị khoản Ký quỹ khoản đảm bảo để mở L/C);
  2. Ngân hàng phát hành L/C và gửi tới ngân hàng nước xuất khẩu (Ngân hàng thông báo);
  3. Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu L/C là chân thật thì thông báo L/C cho người xuất khẩu; Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu có sai sót thì yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi.
  4. Người xuất khẩu tiến hành giao hàng theo điều kiện đã được quy định trong L/C;
  5. Người xuất khẩu lập Bộ chứng từ theo quy định của L/C và gửi chứng từ tới ngân hàng phục vụ mình (thường là ngân hàng thông báo);
  6. Ngân hàng của người xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh toán tiền; Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra Bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp theo quy định của L/C thì tiến hành thanh toán, ngược lại thì từ chối thanh toán;
  7. Ngân hàng phát hành trao chứng từ cho người nhập khẩu dựa trên khoản ký quỹ mở L/C ban đầu;

Ưu ngược điểm của LC

Lợi ích đối với người xuất khẩu:

  • NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
  • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
  • Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
  • KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Lợi ích đối với người nhập khẩu:

  • Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

Lợi ích đối với Ngân hàng:

  • Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…)– đại khái là có tiền.
  • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
  • Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

Kết luận

Việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với những người kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hầu hết các hình thức thanh toán phổ biến. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế khách quan cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.


Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không, chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách.

Nếu bạn cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa… thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

Phone: +84 28 39956117

Email: info@hlshipping.com

Fanpage: Fb/hlshipping.com.vn

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

11 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

[…] Có thể bạn quan tâm: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

[…] Các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C […]

[…] Xem thêm: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

[…] Xem thêm: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

[…] Xem thêm: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

[…] dung thư L/C, TT, bảo hiểm […]

[…] Xem thêm: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

[…] Xem thêm: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

[…] hợp lệ. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Xác nhận ở nước khác với người hưởng, LC phải được xuất trình qua ngân hàng tại nước người hưởng trước khi chuyển […]

[…] Xem ngay: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

[…] Xem ngay: LC là gì và hiểu thế nào chuẩn xác nhất về vấn đề này? […]

GIVE US YOUR INFORMATION TO CONTACT