Tin Tức

Home >> Tin Tức >> MSDS là gì? Công dụng và chức năng của MSDS

MSDS là gì? Công dụng và chức năng của MSDS

MSDS là gì? Đây là câu hỏi có nhiều đang tìm kiếm câu trả lời cho mình. Hãy cùng HL Shipping tìm hiểu để có câu trả lời trong bài viết dưới đây.

MSDS là gì?

MSDS là gì? MSDS là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet). Đây là bảng thông tin chứa các thông tin của một hóa chất cụ thể nào đó.

MSDS là gì?

MSDS áp dụng ở đâu? MSDS thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi…

Xem thêm: Kiểm hóa là gì? Lưu ý quan trọng khi làm kiểm hóa

Tới đây hẳn bạn đã hiểu sơ về MSDS là gì rồi đúng không nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về công dụng và chức năng của MSDS trong phần dưới đây.

Quy định về MSDS

Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hoá chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển hàng qua đường hàng không đi Quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định tất cả các mặt hàng ngoài hoá chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS.

Chỉ khi nào Khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, lô hàng mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam, sẽ không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào thiếu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS mà hàng hoá được xuất thông qua các hãng chuyển phát nhanh Quốc tế như DHL, FedEx, TNT & UPS tại Việt Nam.

Công dụng và chức năng của MSDS

MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

Công dụng và chức năng của MSDS

Dựa vào MSDS sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phù hợp khi vận chuyển hàng hóa. Nhằm đảm bảo quá trình bốc xếp hàng hóa an toàn. Tránh các sự cố bất ngờ, giải quyết nhanh chóng mọi việc dễ dàng hơn.

Là tài liệu giúp doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc an toàn. Xây dựng quy trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu/ hóa chất trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, MSDS còn giúp cảnh báo các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/ hóa chất khi bạn không tuân thủ đúng khuyến nghị khi vận chuyển, xử lý vật liệu/ hóa chất đó.

Vậy ai sẽ là người làm MSDS?

MSDS sẽ do công ty sản xuất, nhà phân phối,… cung cấp. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu thông tin sản phẩm, thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ. Và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm. Nếu phát hiện MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật.

Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển. Sau đó chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS, tiêp theo Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Khi đó lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.

Nội dung bảng MSDS material safety data sheet

Một bảng MSDS sẽ phải có chứa đầy đủ và chính xác các thông tin dưới đây:

bảng msds mẫu
Bảng msds mẫu

Tên thành phần các hóa chất

Bao gồm đầy đủ các hóa chất cấu thành sản phẩm và được đánh dấu nhận biết hóa chất nguy hiểm.  Dựa vào số CAS- số hiệu của chất hóa học để xác minh chính xác thành phần hóa học đó. Vì có nhiều trường hợp một hóa chất có nhiều tên gọi khác nhau.

Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng. Ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.

Xem thêm: Ams là phí gì? Vì sao cần làm thủ tục AMS?

Người lập MSDS

Đầy đủ thông tin người lập MSDS bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ,… ngày lập MSDS,..

Thông tin sản phẩm hàng hóa

Các giấy tờ chứng từ mua bán có thông tin sản phẩm, thành phần cấu tạo, công thức hóa học, khối lượng phân tử tạo nên sản phẩm đó cũng được ghi chính xác.

Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.

Tính lý tính

Liệt kê rõ sản phẩm ở dạng gì: rắn, lỏng hay khí. Hình dáng bên ngoài sản phẩm, khối lượng riêng, độ pH, độ sôi, độ bay hơi,..

Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v

Khả năng cháy

Nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm và cách để xử lý khi xảy ra cháy nổ thế nào? Các thông tin về lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa đúng kỹ thuật thế nào.

Phản ứng của sản phẩm

Thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất đó với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thế nào. Một số thông tin về yêu cầu bảo quản, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. Kèm theo đó là cách xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra đột xuất.

Độ độc hại

Cách xử lý, cấp cứu khi có người nhiễm độc hóa chất khi tiếp xúc trực tiếp. Cách xử lý khi người lao động tiếp xúc hóa chất đó với da, mắt hay nuốt phải.

Độ độc hại với môi trường thế nào? Mức độ ô nhiễm cụ thể với nước, không khí, đất dựa trên chỉ số phát tán ra môi trường. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.

Ngoài ra còn có các chi tiết

  • Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

Cách tìm MSDS của hóa chất

  • Bước 1: Truy cập link https://www.merckmillipore.com/INTL/en

hoặc https://www.fishersci.com/us/en/catalog/search/sdshome.html

  • Bước 2: Gõ tên hóa chất trên thanh tìm kiếm
  • Bước 3: Tải MSDS hóa chất về
  • Bước 4: Dịch ra tiếng việt nếu muốn

Trong cách làm MSDS này, sau khi tải về, bạn cần xem lại bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất xem có đúng không và chỉnh sửa cho đúng.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin sẽ giúp bạn có câu trả lời MSDS là gì. HL Shipping cũng đã chia sẻ với các bạn công dụng và chức năng của MSDS. Hy vọng các kiến thức trên đây bổ trợ tốt cho bạn trong quá trình học tập, làm việc.

Về Chúng Tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quanvận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

GỬI YÊU CẦU LIÊN HỆ